SƠNNAM
NGƯỜI
SÀI GÒN
cho sự trưởng thành của ban hát Thầy Năm Tú ở tại Mỹ
Tho đã đánh giá cao nhân vật Từ Hải của truyện Kiều,
qua bài Hành Vân: “Mật yêng hùng... Đường cung kiếm,
cải chí nam nhi, núi sông là phận. Từ đây ta quyết vẫy
vùng cho sóng dậy trần ai”.
Nhạc tài tử, sân khấu cải lương gắn bó hữu cơ với
người dân yêu nước, khá lâu, trước khi có Đảng.
Trước 1945, mỗi tỉnh, hoặc quận lỵ đều xây rạp hát
cho đoàn cải lương thuê mướn. Đoàn hát đến, cả thị xã,
thị trấn, như thêm sinh lực. Ta khó quên bầu không khí
náo nhiệt ở Ngã tư Quốc Tế (góc Đề Thám, Bùi Viện),
phía sau rạp Nguyễn Văn Hảo. Bấy giờ, rạp này được
gọi là “hàng không mẫu hạm” to lớn, so với rạp ở các
tỉnh lỵ. Nghệ sĩ đến trình diễn thấy tự ti, nếu bấy lâu chỉ
làm quen với sân khấu cỡ nhỏ, thêm số khán giả đáng
nể nang, nào chủ báo, luật sư, chủ xuất nhập cảng, ký
giả chuyên phê bình kịch nghệ. Gọi “quốc tế” vì tấp
nập; trước giờ, hoặc lúc đang hát, nhiều người tụ hội để
uống cà phê, ăn một món bình dân, để dằn bụng. Chủ
nợ, chủ đoàn hát, giới chuyên lãnh quảng cáo, soạn giả
cải lương, họa sĩ trang trí và khách yêu kịch nghệ nếu
không đến Ngã tư nầy thì thấy buồn, thiếu lượng thông
tin của ngành nghề.
*
* *
Truyện Tàu chứa đựng nhiều mẩu chuyện hỉ nộ ái ố
soạn ra tuồng hát bội được yêu thích từ xưa: nào Phụng