SƠNNAM
NGƯỜI
SÀI GÒN
không phải là chỉ biết ăn hiếp kẻ nghèo túng, nhưng lắm
khi đánh trả lại bọn cường hào khác. Thầy thông Chánh
giết tên biện lý Pháp, hắn dụ dỗ người vợ đẹp của thầy.
Thầy sẵn sàng đổi mạng với tên thực dân, biết chắc lưỡi
gươm sẽ chặt đầu mà vẫn làm. Bản gốc thơ Thầy thông
Chánh, thơ Cậu Hai Miêng bị thực dân cấm, bản lưu
hành nay còn gặp là bản đã cải biên, thêm tình tiết vô
lý để làm vừa lòng nhà cầm quyền bấy giờ.
Tái bản quá nhiều lần, nào Lâm Sanh Xuân Nương,
Bạch Viên Tôn Cát, Dương Ngọc, Nàng Út, Thạch Sanh
Lý Thông...
Loại hò huê tình, hò xay lúa in thành tập,
lúc sử dụng về sau này, ta nên thận trọng. Những tập
ấy chẳng phải thuần túy là công trình sưu tầm vì ngoài
những câu đã phổ biến rộng rãi trong dân gian, còn phần
nhiều câu sáng tác thêm của “soạn giả”. Có những câu
thành công, nhưng nhiều câu chẳng được ai hát. Sách
phổ thông gồm Minh Tâm Bửu Giám, Huấn tử cách
ngôn, Nữ Tắc, Phu thê ngôn luận,
dạy đờn kìm, sưu tập
bài ca tài tử, phú, vè. Ăn khách vẫn là Kim cổ kỳ quan,
truyện tiếu lâm, tiếu đàm.
Ảnh hưởng của thơ truyện đã ăn sâu trong giới bình
dân và trung lưu ở ngay nội thành. Rồi đến phong trào
kiếm hiệp (Long Hình Quái Khách, Chu Long Kiến...)
từ Bắc đưa vào, thu hút nhanh chóng giới bình dân và
trung lưu công chức. Vẫn là nhiều động tác đánh nhau,
bùa phép kiểu truyện Phong thần.
Tiểu thuyết Bắc - theo nghĩa do văn sĩ Bắc Hà sáng
tác, in từ Hà Nội được sự ủng hộ nồng nhiệt của giới