485
Nghi Đình, Tống Tửu Đơn Hùng Tín, Mạnh Lệ Quân
thoát hài, Trương Phi thủ cổ thành, Mộc Quế Anh dựng
cây.
Truyện Tàu dịch từ đầu thế kỷ, nhờ vào sự phát triển
của ngành in ấn, máy và giấy đều nhập cảng, in từng
quyển nhỏ, làm giàu cho nhiều nhà xuất bản. Thơ Lục
Vân Tiên
phổ biến rộng, nhờ chữ quốc ngữ, gây phong
trào nói thơ. “Nói truyện” ở miền quê là một người đọc
cho hàng chục người xúm xít nghe; nói truyện và nói
thơ muốn hấp dẫn phải thay đổi giọng điệu, tùy tâm
trạng của nhân vật.
Chú ý vào cốt truyện, không thích nghe phân tích
dông dài, chương “Thiệt chiến quần nho” của Tam Quốc,
tuy đầy trí tuệ, nhưng khó hấp dẫn giới thưởng ngoạn.
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh gây được tiếng vang sâu
rộng, nhờ cốt truyện đầy đủ hỉ nộ, với nhiều động tác,
diễn tả tâm lý gọn và ngắn. Bối cảnh là Sài Gòn và đồng
bằng sông Cửu Long với những điền chủ, trung nông,
công chức phân hóa qua tác động của tư sản thực dân,
gây mâu thuẫn trong luân lý gia đình và xã hội. Hồ Biểu
Chánh đã phóng tác khéo léo vài bộ tiểu thuyết bình
dân của Tây phương.
Đáng kể trên thị trường còn những “thơ”, tức là
truyện diễn ca, thể lục bát, để “nói thơ” theo điệu “bài
chòi”, cải biến, gọi là điệu nói thơ Vân Tiên.
Thơ Cậu Hai Miêng, con lãnh binh Tấn được dân
gian hồi đầu thế kỷ XX dành cho nhiều cảm tình. Cha
là Việt gian, nặng nợ máu với dân tộc, nhưng con dám
sử dụng vài đặc quyền đặc lợi của thực dân ban bố, để