ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 483

483

đem từ Huế vào, cải biến lại cách trình tấu; dung nạp
tân nhạc, hoặc bài bản phổ thông của nhạc Quảng Đông.
Dĩa hát, máy hát, một thời đã là thứ tiện nghi cao cấp
ở thôn quê, trong dịp cưới hỏi, đám giỗ. Nội dung của
tuồng cải lương phải có hậu, chánh thắng tà, luân lý cổ
truyền thể hiện dứt khoát. Vài nhật báo đã sống dễ dàng
nhờ trang Kịch trường giới thiệu, phê bình tuồng tích,
ghi chép, sinh hoạt của nghệ nhân, bước thăng trầm của
từng đoàn hát. Nghệ sĩ hữu danh sống cao hơn mức trung
lưu, trong khi diễn viên kịch nói (trước 1975) lãnh thù
lao rất khiêm tốn.

Sân khấu cải lương xuất phát từ hơi tàn của phong

trào Duy Tân. Bùi Kiệm trong thơ Lục Vân Tiên là khả
ố, nhưng Bùi Kiệm trong “ca ra bộ” của bản Tứ Đại đã
trở thành nhân vật đáng thông cảm. Ta có thể liên tưởng
đến giới tư sản manh nha và giới điền chủ, mệt mỏi sau
sự thất bại của phong trào Đông Du, suy tôn Cường
Để, “đánh Chệc, đuổi Chà” (ngụ ý đánh tư sản mại bản
Chợ Lớn tóm thâu lúa gạo và giới Chetty chuyên cho
vay bạc). “Kiệm thưa: Tài bất thắng thời. Con dám nào
không lo bề công danh. Tuổi con còn xuân xanh, ơn mẹ
cha chưa đền.

Bùi ông nghe tiếng nỉ non, vuốt ve khuyên

Kiệm: Thôi, con ở nhà, đặng khuya sớm với cha”.

“Tài bất thắng thời” là tiếng thở dài, tự an ủi. Có một

đoạn của bài Bình bán vắn, mô tả tâm trạng Bùi Kiệm.
“Tức tối thay. Phải thi tài thi trí còn nói chi. Nào hay
đâu cứ lo thi tiền. Ai nhiều tiền hơn thì tên đứng cao...”

.

Trương Duy Toản, người thầy tuồng, từng góp công lớn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.