ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 488

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

Sài Gòn, mùa nắng sắp chấm dứt, thì sầu riêng, măng
cụt, dâu, bòn bon chín rộ.

Câu cá đồng, câu cá sông, bộ môn giải trí của người

sành điệu. Trước 1950, ruộng phía An Lạc, Bình Chánh
ít dùng thuốc xịt rầy, cá còn nhiều, người Sài Gòn tha
hồ dùng xe đạp ngao du về hướng Phú Lâm, buổi sáng
chủ nhật, cùng vài bạn, mồi cào cào bán sẵn trên đường.
Vui trong nắng sớm, bầu không khí trong lành, lúa lên
xanh mát sắp sửa trổ đòng đòng. Câu nhiều nhứt là cá
rô, bỏ vào giỏ, rồi đến nhà bác nông dân quen thân - một
kiểu bạn bè kết nghĩa - nhờ nấu cơm, kho hoặc chiên
cá, ăn rồi ngủ; xế chiều, đạp xe lửng thửng về Sài Gòn.
Cần câu kiểu ngoại nhập bán giá cao hơn nhưng có thể
ném mồi ra xa, giựt cá ít sẩy. Câu ở bến tàu Lục Tỉnh
cũ hoặc đi xe gắn máy lên câu tận Biên Hòa, sông Đồng
Nai, sông La Ngà hoặc ngoài biển Vũng Tàu.

Đá gà là thú vui truyền thống, thu hút mọi giới, mọi

lứa tuổi. Ta nhớ Tả quân Lê Văn Duyệt xưa kia thích đá
gà và hát bội. Gà Bà Điểm nổi danh khắp Nam Bộ cùng
với gà Cao Lãnh; theo giới nhà nghề, hai giống gà này
lai với gà Mã Lai lần hồi thuần hóa. Đua ngựa là môn
giải trí, với xác suất khá khoa học nhưng vẫn còn yếu tố
may rủi, lần hồi trở thành trò chơi “đỏ đen”. Khi chưa
chiếm trọn Nam Kỳ Lục Tỉnh, người Pháp đã mở trường
đua ngựa, tại vùng đất nghĩa địa (mặt bằng Bộ tư lệnh
Thành ngày nay), đến năm 1932, nhằm mở rộng cho
hợp với tiêu chuẩn quốc tế, dời về Phú Thọ, góc đường
3 tháng 2 và Lý Thường Kiệt ngày nay. Giới nuôi ngựa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.