ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 480

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

mắt đồng bào hình ảnh người ký giả nghèo, vợ con sống
thiếu thốn. Nếu luân lý của xã hội đang bị xói mòn,
băng hoại thì lương tri của giới ký giả vẫn trong sáng.

Thời thực dân Pháp rồi Mỹ, số ít ký giả cực kỳ phản

động, đánh thuê cho địch, đã bị cô lập, mang mặc cảm
tự ti rõ nét. Họ phô trương “đối lập” với chính quyền bù
nhìn. Đồng bào gọi đó là “đối lập cuội”, “đối lập hậu
môn” (bề ngoài đối lập, nhưng lén gặp quan trên, chui
vào cửa hậu, để xin quyền lợi riêng). Giới ký giả đã sáng
chế những chuyện khôi hài, nhiều tiếng lóng mà chính
người thân chính quyền, quân sĩ, công chức của chế độ
cũng phải dùng, cho hợp với thời trang. Phủ đầu Rồng
là phủ của Tổng thống Thiệu (giữa con dấu của hắn vẽ
đầu rồng), Phủ cây Tùng chỉ Phó tổng thống Trần Văn
Hương (con dấu vẽ hình cây tùng), “Ông tướng Râu kẽm
là Nguyễn Cao Kỳ, hoặc “Tướng Tàu bay” (Kỳ mang bộ
râu cứng, sĩ quan không quân), “hỏi thăm sức khỏe” là
đòn tra tấn của công an chế độ cũ, “giàn chào” là cảnh
sát dã chiến mang khí giới đến bao vây, bắt bớ, hình
ảnh khôi hài, như trường hợp đón rước vị quốc khách
với hàng rào danh dự, có quân sĩ bồng súng chào. Lại
còn nhiều tiếng phổ thông như “Bỏ đi Tám” (nhằm can
gián người đang nóng giận), “Sức mấy mà buồn” (mọi
rắc rối đều trôi qua, ta cứ dửng dưng).

Ký giả nước ngoài đã phải nhìn nhận: Cuộc biểu

tình “Ký giả ăn mày” tổ chức ở Sài Gòn vào cuối năm
1974 là cơ hội tập hợp lớn lao nhứt của dân Sài Gòn qua
thời Diệm và thời Thiệu. Đoàn người đến quảng trường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.