ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 478

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

khẩn hoang v.v... được phơi trần trước dư luận, trái với
ý muốn của chủ báo, nhưng báo bán chạy, dễ kiếm lời.
Khi bị áp bức, người dân tìm tòa soạn báo, tìm ký giả
để phân trần, nhờ lên tiếng binh vực. Hầu hết các nhựt
báo, muốn bán chạy, vì là tư doanh, phải phô trương
tôn chỉ, đại khái binh vực lao động.

Báo Xuân là sáng kiến lý thú nhứt của Sài Gòn.

Trước 1932, các báo thường đăng tải vài lời cung chúc
đơn sơ, tường thuật ngày Tết, với tỉ lệ bài vở ít ỏi,
tuần báo Xuân khá dày, gồm nhiều bài vở, in màu,
thêm phần quảng cáo thương mãi đăng với giá cao.
Đúng ra, nên gọi là đặc san văn nghệ, ở Hà Nội đã
gọi đích danh là “Sách Chơi Xuân”. Điều trớ trêu là
loại báo Xuân này được biên soạn, đặt bài vở từ hồi
tháng mười, tháng mười một âm lịch, phát hành vào
đầu tháng chạp, khá lâu trước ngày “đưa ông Táo về
Trời”. Bìa đẹp, lời chúc Tết, tình hình chính trị, kinh tế
trong năm qua, rồi chuyện vui, tranh khôi hài, chuyện
lạ khắp thế giới, ảnh thiếu nữ du xuân, tổng kết về
thể thao, sân khấu. Sẽ là thiếu sót lớn nếu thiếu bài
“Năm Ngựa nói về con Ngựa”, “Năm Chuột nói về
con Chuột”. Thêm tục lệ xưa về ngày Tết ở khắp Bắc
Trung Nam, thi phú về Tết. Để châm biếm, soạn bài
Sớ táo Quân, tố cáo những bất công của thực dân trong
năm qua. Thêm chuyện về các loài hoa, loài thú. Bấy
giờ, báo chí bán lên Campuchia, Lào, đông đảo Việt
kiều, và tận bên Pháp. Thêm bài về Xuân tha hương,
do một du học sinh kể lại. Hoặc tục lệ, cổ tích, thắng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.