SƠNNAM
NGƯỜI
SÀI GÒN
“Cơm ngâm Chợ Lớn chưa tàn” rồi chú thích: “Khi tôi
ở Nam, có lần dự tiệc vui đặt ở Chợ Lớn có nhạc ca,
một mỹ nhân cất giọng thời là:
Tiếng sấm ân tình bốn mặt ran,
Tướng quân chi tiếc cánh hoa tàn...
Thơ vịnh Kiều ở trong Khối Tình Con mà đọc theo
giọng “ngâm thơ Sài Gòn” thốt nhiên được nghe cũng
là một sự khoái ý”.
Nếu không lầm, đây là bài của Tản Đà, vịnh Kiều
lúc dâng rượu cho Hồ Tôn Hiến... Tản Đà cũng nhắc
tới cách uống trà Long Tĩnh đặc biệt ở Chợ Lớn, mỗi
vị khách pha riêng một chén.
Đặt tên đường Tản Đà, dụng ý gợi lại sự trân trọng
đối với Tản Đà từng ở Xóm Gà (Gò Vấp). Đường này
từng nổi danh với những hiệu ăn của người Hoa.
Cà phê buổi sáng, đối với giới bình dân, ngon nhất
ở đường hẻm, chủ quán chú trọng chất lượng để cần
giữ một số khách quen thuộc, lâu ngày người uống
“ghiền” chỗ ngồi, xem chủ quán như bà con. Vui và
sang trọng, ấm áp tình người, mặc dầu ghế đẩu long
chân, vách tường ám khói, thỉnh thoảng phải dời chỗ
cho người dắt xe ra vào; bên cạnh mình không có đứa
mặt mày hắc ám (bọn điềm chỉ, mật thám). Ở Chợ Cũ,
nhiều quán cà phê xem như dơ dáy, vừa hừng đông đã
đông khách, người ở chung phố cũng đến, từ sớm, mặc
dầu khá giả, dư tiền đến tiệm sang trọng hơn. Hương
gây mùi nhớ, nghiện ngập cái môi trường cũ, căn phố
giữa chợ giữ sứ mạng của cái quán nhỏ đầu làng. Nhiều