SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
ngày, hết thảy là đồng ruộng, nhìn thấy bát ngát, rộng
phẳng như vậy rất hợp với việc trồng lúa, trồng nếp tẻ,
gạo đều trắng dẻo.
Ông còn nói thêm: Gia Định rất nhiều cau.
Đoạn ghi lại ngắn gọn này cho ta thấy cách khai
thác, khu vực canh tác, cách lưu thông hàng hóa sản
xuất được. Đó là cách khai thác theo kiểu điền chủ lớn,
kiểu nông trại, theo lối quang canh.
Khu vực mà ông quan sát được mô tả là ăn thông
ra Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại, đất rừng rậm
được dọn bằng phẳng, có nhiều rạch nhỏ phải đem theo
xuồng mới đi lại được. Ta đoán là vùng Cần Đước, Rạch
Kiến, vùng Gò Công, quanh chợ Mỹ Tho. Vùng Cai Lậy
mà Gia Định Thành Thông Chí gọi là Ba Lai Bắc, là
vùng khá trù mật về nông nghiệp và buôn bán, chiếm vị
trí chiến lược quan trọng đến mức đô đốc Trấn của Tây
Sơn phải huy động dân binh để đào kinh tắt, cắt ngang
vào năm 1785, nối ngọn Rạch Chanh đến ngọn Rạch
Ba Rài (viết là Ba Lai) nay là kinh Bà Bèo.
Trâu bò nhiều ba, bốn trăm con có lẽ là quá đáng,
không thể quản lý nổi - trâu bò thường mắc bịnh toi, vả
lại số điền nô để có năm, sáu mươi người; không cần
thiết cho việc canh tác, trừ phi nuôi trâu bò để bán lại.
Số điền chủ tập trung từ hai đến năm mươi người không
quá đáng, nếu ta hiểu đó là một khu vực lớn như một
huyện ngày nay.
Nên giải thích rõ hai chữ “điền nô”: đây không phải
là chế độ nô lệ theo nghĩa cổ điển, mà là những người “ở