ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 64

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

phát cỏ rồi cấy, chớ không cần cày. Vùng gần Sài Gòn,
Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Soài Rạp phải cày trâu.
Hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu nhờ đất mới, làm
theo lối phát cỏ rồi cấy, thu hoạch nhiều.

Ở buổi đầu, giao thông và thương mại mang nét đặc

biệt: lúa gạo tập trung về Chợ Gạo, Định Tường (vì đó
mới có tên Chợ Gạo) để ghe từ miền Trung theo đường
biển vào ăn lúa dễ dàng hơn.

Lúc bấy giờ làm ăn theo lối quảng canh vì đất còn

rộng, không cơ giới mà chỉ dùng sức người là chính.
Một năm làm ruộng một mùa, không bón phân, cũng
không tận dụng đất, nơi nào thuận thì làm, không thuận
(đất thấp hoặc quá cao) thì chừa ra, trong thửa ruộng bỏ
hoang từng lõm, cũng không cào mặt ruộng cho bằng.
Tới mùa gặt, thấy thất bát thì bỏ luôn vì mướn người
gặt thêm lỗ vốn. Bỏ công đi mót lúa thì được quá ít, kẻ
nghèo chờ ngày làm mướn, tiền công cao hơn.

Đất còn hoang hóa, ít người ở nên cá sinh sôi nảy

nở rất nhiều, ăn không hết, bắt làm khô, làm mắm để
dành ăn những lúc thời vụ mùa màng, không rảnh đi
bắt. Gặp vũng nước xa nhà, dù sẵn nhiều cá to nhung
nhúc cũng không đi bắt vì tính toán lời lỗ, vì tát vũng,
mang cá về, sở phí còn cao hơn tiền cá. Tóm lại, buổi
đầu đất rộng, người thưa, thiếu lao động, tiền công cao,
làm ăn phải tính toán.

Thời xưa, điền chủ lớn không chỉ làm giàu nhờ bóc

lột lao động của đám bạn ở mướn mà còn thâu huê lợi
rất lớn bằng cách cho vay nặng lãi hoặc bỏ tiền chờ cầm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.