SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
1810, các đồn điền tập hợp dân mộ cũng được quân sự
hóa. Chiếu dụ của nhà vua nói công khai: “Việc võ bị
ở biên cương không thể thiếu được. Nếu lại điều động
binh ở nơi khác đến thì không quen phong thổ, quyết
không bằng dân bản địa các ngươi, trước biết rõ tình thế
biên cương hòa hoãn hay cấp bách thế nào mới có thể
sai phái được. Vậy hạ lịnh số dân phu các phủ huyện...
cùng số dân đồn điền biệt nạp đều lấy một nửa lập làm
hương binh, biên thành đội ngũ, có việc thì làm lính,
không việc thì làm ruộng. Đó là thượng sách để cùng
nhau giữ gìn yên ổn”
(1)
.
Đến năm 1822 ở cả bốn phủ, thành Gia Định có:
Phủ Tân Bình: 3 hiệu 22 trại, với nhân số 150 người.
Phủ Định Viễn: 14 hiệu 142 trại, với nhân số 6.174
người.
Phủ Phước Long: 1 hiệu 4 trại, với nhân số 138
người.
Phủ Kiến An: 8 hiệu 79 trại, với nhân số 2.641 người.
Cộng cả bốn phủ lại là 9.703 người, năm 1.822. Ta
cũng gặp con số năm 1.814 là 9.876 người. Con số xê
xích không bao nhiêu. Nói chung là quá ít, chứng tỏ là
dân không thích vào đồn điền.
Gia Định Thành Thông Chí
và Đại Nam Nhất Thống
Chí
chỉ ghi lại rằng có lập đồn điền ở một số khu vực,
nhưng khu vực được nói đến lại quá rộng, không thể biết
chính xác địa điểm cũng như quy mô các đồn điền thời
1 Xem Vũ Huy Phúc: Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XIX
, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979, trang 93-94.