85
nhà Nguyễn dành ưu tiên cho việc khẩn hoang ở miền
Nam như thế nào.
Lực lượng đi khẩn hoang trước hết là binh lính, dưới
hình thức đồn điền.
Lực lượng thứ hai là dân mộ đi làm đồn điền. Năm
1790, Nguyễn Ánh lịnh cho các nha văn võ “mộ người
lập các đội nậu đồn điền”. Việc chia thành đội nậu
cũng giống như tổ chức quân sự, dễ sai khiến. Năm
1791, Nguyễn Ánh lại ra lịnh “Cho các hạng dân và
người Đường cũ, mới ở đạo Long Xuyên, ai muốn làm
đồn điền mà đủ đồ làm ruộng thì nhà nước cho vay...
kẻ nào không muốn làm đồn điền thì bắt phải thụ dịch
tòng chinh để răn kẻ chơi bời lười biếng. Những người
Phiên và người Đường ở hai phủ Ba Thắc và Trà Vinh
cũng cho khẩn đất làm đồn điền”.
(1)
Người Phiên nói trên đây là người Khơme và người
Đường là người Hoa.
Những lịnh này cho thấy nhà Nguyễn dùng biện pháp
cưỡng bức các hạng dân, kể cả người Khơme và người
Hoa, phải vào các đồn điền. Sử sách ngày trước cũng
ghi rõ là dân đồn điền thường bỏ trốn đi nhiều, khiến
triều đình phải ra lệ phạt các viên cai trong trường hợp
để dân trốn.
Việc áp dụng chánh sách đồn điền vừa nhằm mục
đích kinh tế vừa nhằm mục tiêu bảo vệ an ninh. Năm
1 Xem Vũ Huy Phúc: Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XIX
, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979, trang 128.