ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 83

83

cương” nhưng đã xác nhận từ biên giới đến biển chỉ
thành lập vỏn vẹn được một huyện, huyện Vĩnh Định
với hai mươi bảy thôn, suốt theo hữu ngạn Hậu Giang,
với lời giải thích “Huyện Vĩnh Định địa giới tuy rộng
nhưng dân chưa đông nên chưa chia ra thành tổng”.
Một huyện mà chỉ có hai mươi bảy thôn thì quá ít, nếu
so với những huyện đương thời là huyện Tân An (tỉnh
Bến Tre ngày nay) có 135 thôn trại, huyện Kiến Hòa
với 151 thôn ấp.

Khi Lê Văn Duyệt chết, Gia Định thành chia ra làm

sáu tỉnh (Lục Tỉnh). Vùng Châu Đốc trở thành huyện
Tây Xuyên, phía Bảy Núi thành lập huyện Hà Dương,
tất cả thuộc tỉnh An Giang. Đó là năm 1832.

Dọc biên giới còn nhiều khó khăn nhưng đã thêm

dân, thêm nhiều xã. Ta có lý do để tin rằng số người tăng
lên ở biên giới, gồm một số dân đồn điền là tù phạm
do triều đình đưa đến để bổ sung. Bấy giờ người dân
bình thường, kể cả dân lậu, có thể tìm những vùng đất
tốt hơn ở gần biển, không lũ lụt để khai khẩn như vùng
Cái Răng (Cần Thơ) hoặc phía Sa Đéc, ở Nha Mân, Cái
Tàu Thượng, Cái Tàu Hạ, Tòng Sơn hoặc theo rạch vào
vùng Nước Xoáy.

Ven vịnh Xiêm La, sử liệu ghi thời Mạc Cửu, thành

lập được bảy xã trong đó có bốn xã là Hà Tiên, Phú
Quốc, Rạch Giá, Cà Mau. Dân cư vùng này buổi đầu
còn khá phức tạp, người Xiêm, người Chà Và có mặt
với tổ chức xã, thôn và đội riêng biệt. Đảo Phú Quốc
đông dân hơn vùng đất liền quanh chợ Hà Tiên. Cả khu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.