đặt soái phủ tại Bình Lệ nguyên, bên cạnh nhà vua để ngày đêm cùng bàn
kế sách.
(Thời Trần gọi đoạn sông Hồng gần ngã ba Bạch Hạc là sông Lô (Chú
thích 1 tr 28 tập II bản dịch ĐVsktt).
Sông Nguyệt Đức: Đoạn sông Cà Lồ chảy qua Phù Lỗ ngày nay (Chú
thích 4 tr 72 sách Việt Nam ba lần đánh Nguyên toàn thắng của Nguyễn
Lương Bích - NXB Quân đội nhân dân).)
Trần Khánh Dư năm ấy mới chưa đầy hai mươi tuổi, là con của tướng
quân Trần Phó Duyệt ở châu Chí Linh, luyện tập võ nghệ từ nhỏ lại có sức
khoẻ ít người sánh kịp, thường một mình dong thuyền đi chơi ở sông Lục
Đầu xem buôn bán nên học được nhiều mẹo kinh doanh của thương khách,
lần này được Quốc Tuấn tín nhiệm cho đem quân đi đánh giặc thì thích
lắm, liền điểm binh đi ngay, khi đi đến địa phận Hưng Hoá, nghe nói trên
núi Lịch có vị tiên tử đã tu luyện ở đấy từ thời Đinh Tiên Hoàng, có thể biết
trước mọi việc. Khánh Dư mới cùng bộ tướng tìm đến, thấy một ông già
tóc như tuyết nhuốm, mình gầy da khô, ngồi thiền trong am cỏ. Có khách
tới, một tiên đồng bước ra chào, hỏi:
- Ngài có phải là tướng quân Trần Khánh Dư đó chăng?
Khánh Dư giật mình hỏi lại:
- Sao ngươi biết ta?
Tiên đồng nói:
- Sư phụ tôi bảo hôm nay Trần Khánh Dư tướng quân người đi đánh
giặc qua thăm. Xin mời vào trong ạ.
Khánh Dư vào trong cúi chào tiên tử. Tiên ông đứng dậy đáp lễ, hỏi: