ĐẤT VIỆT TRỜI NAM - Trang 33

Trần Tự Khánh cùng anh là Trần Thừa hộ giá nhà vua về kinh đô.

Tháng mười hai năm ấy vua phong Thuận Trinh phu nhân làm hoàng hậu,
phong Trần Tự Khánh làm thái uý phụ chính, phong Trần Thừa làm nội thị
phán thủ. Trần Thủ Độ giữ chức điện tiền chỉ huy sứ. Trần Tự Khánh cùng
với thượng tướng quân Phan Lân, xếp đặt quân ngũ, chế tạo khí giới, rèn
luyện binh lính. Dần dần thế quân phấn chấn lên nhiều.

Trước đây Trần Thừa lấy vợ là Lê Thị, sinh con trai, đặt tên là Trần

Liễu (1210). Lúc đón được vua và phu nhân, anh em họ Trần hộ giá về
kinh, được phong quan tước, Trần Thừa cho người về quê đón mẹ và vợ
con lên kinh đô để gia đình đoàn tụ. Mùa hạ năm Kiến Gia thứ Tám (Mậu
Dần-1218), Lê Thị - vợ Trần Thừa - sinh con trai thứ hai, đặt tên là Trần
Cảnh. Trần Cảnh mắt sáng, mặt vuông, tai dài, khi mới sinh, có đám trẻ tụ
tập trước cổng hát rằng:

Cành liễu leo cột phía Đông

Mận tàn hạt lép còn mong nỗi gì

Câu hát ấy sau này ứng vào điềm Trần Cảnh lên ngôi vua, nhà Trần

thay nhà Lý. Chữ Trần gồm chữ liễu bám sát một nét sổ, bên cạnh là chữ
Đông. Chữ Đông còn có ý nói họ Trần dấy nghiệp từ phía Đông. Mận chỉ
chữ Lý, họ Lý. Mận tàn hạt lép chỉ nhà Lý đã suy tàn, vua không có con
trai. Năm Trần Cảnh lên ba tuổi, có ông lão ăn mày đi qua, trông thấy Cảnh
đang chơi ở sân, liền nói:

- Cậu bé này có tướng cực quí, hẳn trứng rồng đã nở rồi đây.

Cha Cảnh thấy lạ, cho người ra mời nhưng ông lão đã đi đằng nào rồi.

Việc phong Thuận Trinh phu nhân lên ngôi hoàng hậu và anh em họ

Trần nắm giữ quyền bính khiến mâu thuẫn giữa thái hậu và hoàng hậu càng
thêm gay gắt. Nhà vua buồn rầu, cùng bọn cung nữ ra chơi vườn ngự uyển.
Lúc ấy đang là mùa đông, tháng chạp, gió lạnh thổi hun hút. Vì nhà vua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.