ĐẤT VIỆT TRỜI NAM - Trang 34

ham chuyện ân ái nên cơ thể gầy yếu, không chịu được lạnh, ôm ngực ho
một hồi dài. Bọn thị nữ vội đỡ nhà vua về cung, truyền thái y đến khám thì
người vua đã nóng ran, vật vã, khát nước, đổ mồ hôi, mê sảng liên hồi. Thái
y xem mạch, bốc thuốc nhưng bệnh không chuyển. Qua tết nguyên đán,
bệnh tình của nhà vua ngày càng trầm trọng. Sang tháng Ba vua dần dần
phát điên, có khi tự xưng là thiên tướng giáng trần, tay cầm giáo và khiên,
cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sớm đến chiều mới nghỉ, đòi uống
rượu, ngủ li bì đến hôm sau, quyền hành chính sự giao cả cho Trần Tự
Khánh.

Tháng ba năm sau, Kiến Gia thứ tám (Mậu Dần-1218), thành Thăng

Long bỗng dưng rung chuyển, vệt động đất lan dài theo hướng Đông Bắc,
đến tận châu Cổ Pháp, làm núi Tiên sạt mất một góc. ít ngày sau lại có sao
chổi mọc ở hướng Tây Nam. Quan chiêm tinh cho là điềm xấu, làm bản tấu
dâng lên, nói:

"...Cổ Pháp là quê hương nhà Lý, Tiên sơn là nơi đức Thái Tổ hoài

thai, Thăng Long là đất đế đô do Thái Tổ khổ công khởi dựng. Nay bỗng
dưng ba nơi ấy đều rung chuyển, đến nỗi Tiên sơn sạt lở, lại có sao chổi
mọc ở hướng Đông Nam. Thật là điềm chẳng lành cho xã tắc. Thần lấy làm
lo sợ, quỳ tâu, xin hoàng thượng kíp lập đàn tràng, dâng lễ cầu đảo, để nhà
Lý được lâu dài, thịnh trị..."

(ĐVsktt chép: Lý Công Uẩn người châu Cổ Pháp-Bắc Giang, mẹ họ

Phạm đi chơi chùa Tiên sơn cùng người thần giao hợp có chửa sinh ra vua
ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất)

Trần Tự Khánh thay vua xem tấu, nói:

- Nếu đã là ý trời thì cầu đảo cũng chẳng thể làm gì được.

Các quan nghe thế rất bất bình nhưng không ai dám nói gì. Tháng chín

hoàng hậu sinh thứ nữ, sau phong là công chúa Chiêu Thánh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.