- Trình quốc công! Điểm cốt yếu của phép dùng binh là trọng lễ và
trọng lộc. Trọng lễ thì chí sĩ quy tụ. Trọng lộc thì nghĩa sĩ coi thường cái
chết.
Hưng Đạo nói:
- Ta nghe nói người xưa không dùng thưởng phạt mà giữ được ổn
định, vậy thì lễ và lộc còn được việc gì đây?
- Không thưởng không phạt mà ổn định là quân thần thánh. Chỉ có vua
Ngu tận dụng đức hạnh mới làm được như vậy. Nhà Hạ chỉ thưởng mà
không phạt là nhờ giáo dục đến nơi đến chốn. Nhà Thương chỉ phạt mà
không thưởng là dựa vào việc uy hiếp bách tính. Đến nhà Chu thì đạo đức
đã suy thoái nhiều nên phải dùng cả thưởng lẫn phạt. Thời nay nên dùng lễ
để giáo hoá ba quân, lấy lộc để khích lệ tướng sĩ. Tuy nhiên không dùng
tiền của để sai khiến người hiền vì người có nghĩa không chết vì kẻ bất
nhân, người có trí không bày mưu cho phường ngu muội.
(Vua Ngu (Thuấn đế): Một vị vua được coi là thánh của Trung Quốc
cổ đại)
Hưng Đạo lại hỏi:
- Theo tráng sĩ, dùng binh kị nhất điều gì?
- Thưa đại vương! Điều kị lớn nhất của phép dùng binh là do dự.
Nhưng việc binh là việc lớn của quốc gia, quan hệ đến sống chết của dân,
mất còn của đất nước không thể không xét kỹ.
- Ta dùng kỳ binh đánh địch, tác chiến phải cần thế nào?
- Phép dùng binh là nghệ thuật dối lừa, phải giấu kín khả năng. Muốn
tiến lên thì vờ rút đi, muốn đánh gần phải vờ đánh xa. Thế đánh không