- Đại vương giàu sang đã đến tột đỉnh, lại theo đạo thần tiên, sao
không dứt bỏ hồng trần mà chuyên vào việc tu hành, còn vướng vào vòng
binh lửa làm chi?
Nhật Duật nói:
- Xã tắc lâm nguy thất phu hữu trách huống chi tôi là một vương thần,
lẽ nào lại bàng quan với vận mệnh của non sông. Nhỡ ra một mai Đại Việt
cũng chung số phận như Tống triều, dẫu tôi có thành tiên, cũng là ông tiên
mất nước, phỏng sung sướng nỗi gì. Thôi thì kiếp này đường tu chưa trọn,
hãy làm trọn kiếp người vậy.
Trần Đạo Chiêu nói:
- Tôi hỏi thử vương công thế thôi. Chiêu Văn thật là người có tấm
lòng cao cả. Ngài thật đáng sánh ngang với các bậc thượng tiên rồi. Nếu
ngài không chê kẻ bần nhân này ngu muội, xin được làm một tên lính dưới
cờ.
- Nếu được tiên sinh hạ cố, phúc cho Chiêu Văn này lắm.
Từ đấy Nhật Duật cho Trần Đạo Chiêu đi theo trong quân làm mưu sĩ.
Trần Đạo Chiêu lại tiến cử một người Tống nữa là đạo sĩ Hứa Tôn Đạo.
Nhật Duật cũng thu nhận và xuất tiền riêng cho Hứa Tôn Đạo đi trước lên
ngã ba Bạch Hạc thuê thợ giỏi xây Thông Thánh quán làm chỗ thờ phụng
(Nơi đây về sau (1321) có đúc một quả chuông lớn, trên quả chuông ấy
khắc một bài minh của Hứa Tôn Đạo nói về việc Trần Nhật Duật hội thề ở
Bạch Hạc). Hứa Tôn Đạo có một người đồ đệ tên là Mã Phi Thái tuổi mới
đôi mươi mà võ nghệ cao cường, thông minh, mẫn nhuệ, được Hứa Tôn
Đạo rất yêu mến. Khi ấy thấy Nhật Duật sắp kéo quân lên biên ải, Mã Phi
Thái nói với Hứa Tôn Đạo:
- Đệ tử được sư phụ nuôi dạy từ khi còn nhỏ tới nay, công lao ấy nặng
tựa Thái Sơn, kiếp này chưa trả được. Thầy trò ta nước mất nhà tan, may