10
D Ấ U X Ư A
đem dân “An-na-mít”, “Tông-ki-noa”, “Cô-chin -chi-noa” sang
Pháp để phục dịch cho chiến tranh (đào chiến hào, tải thương,
tải đạn, nấu bếp quân đội, lính thợ...). Phải đến sau Đại chiến thế
giới lần thứ hai kết thúc, bàn cờ thế giới đã phân chia thắng bại
rõ ràng, Việt Nam mới tận dụng thời cơ đánh Pháp, giành lại chủ
quyền, độc lập.
Nhiều người chê trách các hoàng đế nhà Nguyễn sau Gia Long,
lên ngôi chỉ vì là “con vua”, có dòng máu chính thống hoàng tộc,
nhưng thiếu tài thiếu đức để tiếp tục xây dựng và bảo vệ cơ ngơi
của tiền nhân để lại, chê trách triều đình quan lại thời Nguyễn
không hết lòng với vua, với đất nước dân tộc, mà chỉ biết quyền
lợi riêng tư của mình, chê trách các bà vợ vua chỉ muốn con mình
lên ngôi báu, tranh giành quyền lợi, ảnh hưởng trong thâm cung,
giữ hư vị hơn là vì quyền lợi chung của toàn dân.
Tôi không có tham vọng biện hộ hay lên án các hoàng đế nhà
Nguyễn, thời gian đã qua không lấy lại được, nhưng học sử là để
rút kinh nghiệm cho thời nay và thời sau, những bài học cay đắng
trả bằng máu và nước mắt của toàn dân tộc.
Tôi đặt câu hỏi về đời sống của người dân thường trong thời
Tự Đức. Vua Tự Đức Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (Dực Tông) ở ngôi
một thời gian rất dài, từ 1847 đến 1883, trị vì 36 năm trời. Sau
khi Tự Đức qua đời, tình trạng hỗn loạn “tứ nguyệt tam vương”
(bốn tháng ba vua) Dục Đức - Hiệp Hòa Kiến Phúc xảy ra, cho đến
khi Hàm Nghi lên ngôi ngày 02.08.1884, rồi bị Pháp đưa đi đày
tại Alger (Algérie) vào cuối năm 1888. Đó là khoảng thời gian mà
nước Việt Nam mất hoàn toàn vào tay chính quyền thực dân Pháp,
với các hiệp ước sau cùng ký kết năm 1885.