DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 13

11

T Ạ I S A O M Ấ T N Ư Ớ C T H Ờ I T Ự Đ Ứ C ?

Thất bại trước hết của triều đình nhà Nguyễn dưới thời vua Tự

Đức là thất bại hoàn toàn trên cả ba bình diện: chính trị, ngoại
giao và quân sự.

Chính trị, vì vua Tự Đức và triều đình không được lòng dân, sự

nổi tiếng về cái hiếu với mẹ (bà Từ Dũ) và tài văn hay chữ tốt của
vua không đem lại ích lợi cho dân, Trần Trọng Kim phải than van
“không có đời vua nào có nhiều giặc giã nổi lên khắp nơi như đời
vua Tự Đức”

1

, dân nổi lên vì quá khổ, quá bất mãn.

Ngoại giao, vì cả vua quan triều đình đều “làm ngơ” trước chính

sách bành trướng chiếm hữu thuộc địa và buôn bán nô lệ của các
cường quốc Âu châu, việc truyền đạo cũng như mục đích thương mại
được dùng làm tấm bình phong và hư cớ cho công cuộc xâm lăng.

Quân sự, vì quân cũng không muốn chết vì vua, quân số đông,

thiếu huấn luyện, vũ khí thô sơ, nhưng nhất là không có tinh thần
chiến đấu, bỏ chạy nhanh chóng, các quan đại thần ký hết hiệp
ước đầu hàng này đến hiệp ước đầu hàng khác.

Tấm gương Cao Bá Quát là một thí dụ tiêu biểu cho số phần

những người sáng suốt và có tấm lòng. Sau một thời gian bị tù
tội, đeo gông, tra tấn, vì ông đã sửa bài thi cho một thí sinh, Cao
Bá Quát được thả ra. Năm 1853 (năm Tự Đức thứ 7), ông chuẩn bị
một cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội, tôn Lê Duy Cự là minh chủ, nhưng
bị phản bội. Vua Tự Đức sai Nguyễn Quốc Hoan và Lâm Duy Tiếp
đi đánh dẹp, Cao Bá Quát phải rút lui về Mỹ Lương.

1 Trong chương VIII Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim - Giặc giã ở trong

nước, từ năm Tân Hợi (1851) là năm Tự Đức thứ 4 trở đi, thì càng ngày càng
nhiều giặc. Gọi là “giặc”, đó là giặc Tam Đường, giặc Châu Chấu (Cao Bá Quát
- Lê Duy Cự), giặc tên Phụng, giặc Khách, Văn Thân nổi loạn...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.