DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 14

12

D Ấ U X Ư A

Về cái chết của Cao Bá Quát, có người cho rằng, Cao Bá Quát đã

bị Đinh Thế Quang bắn chết tại trận trong lúc giao tranh. Ông hy
sinh lúc mới được 45 tuổi (1809-1855). Nhưng có tác giả viết rằng,
ông bị bắt và bị xử chém; tương truyền trước khi chết ông để lại
hai câu thơ nổi tiếng:

“Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời”.

Vua Tự Đức ra lệnh mang đầu của Cao Bá Quát bêu khắp các

tỉnh ở Bắc Hà rồi chặt ra ném xuống sông, lại còn tru di tam tộc
(con trai của ba đời, đời cha, đời con và đời cháu thì bị xử tử cho
tuyệt dòng, còn tất cả phụ nữ ba đời thì bị đem cho làm tỳ thiếp
nô lệ không công), đốt và cấm không cho phổ biến các tác phẩm
của Cao Bá Quát. Làm sao mà vua Tự Đức và các quan lại thân cận
còn được lòng hiền sĩ và dân chúng!

Xã hội Việt Nam dưới đời vua Tự Đức rất bảo thủ, không bình

đẳng, rập theo khuôn mẫu Trung Hoa, ảnh hưởng của đạo Khổng
(Nho giáo) rất sâu đậm. Giáo dục thi cử hoàn toàn theo Hán văn,
dân trí thấp, nặng tinh thần địa phương, thiếu thông tin, tầng lớp
sĩ phu trí thức không nhìn xa thấy rộng, các hình phạt rất nặng
nề, tra tấn, đeo gông, xiềng xích, chém đầu, thắt cổ vào cọc (người
bị tử hình phải quỳ gối, hai tay bị trói ngược ra đằng sau cột vào
một cây cọc gỗ cắm sâu xuống đất, cao quá đầu, cổ người tử hình
bị người thi hành án đứng đằng sau lưng, xiết bằng một sợi giây
thừng quấn quanh cổ và cọc gỗ cho đến chết), chặt tay chặt chân
cho chết dần chết mòn, quan lại hà hiếp dân chúng, triều đình
không giúp đỡ dân khi các nạn đói xảy ra... Mỗi giọt nước bất công
góp lại làm trào cái bình phản kháng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.