DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 223

221

VUA DUY TÂN VÀ MỘT KẾT CỤC BI THẢM

này cấp giấy phép và ký hiệu hoạt động cho từng trạm, và Bộ Nội
vụ - Cơ quan Cảnh sát Truyền tin Vô tuyến điện theo dõi các hoạt
động phát thanh. Nhất là trong suốt thời gian đại chiến thứ hai,
nhiều trạm phát thanh bị cảnh sát mật vụ nghi ngờ, theo dõi và
thẩm vấn, cấm đoán.

Vua Duy Tân là một chuyên viên kỹ thuật thực hành, vì nhà

vua biết tháo ráp, sửa chữa, thiết lập hệ thống truyền tin, truyền
thanh, phát thanh. Vua có đến ba máy thâu và phát thanh khá
mạnh, so với mức độ thiết bị thời ấy. Nhà vua cũng đã nói với vợ
mình là bà Antier, rằng trong một thời gian sắp đến, bà có thể
ngồi đây xem những hình ảnh của thủ đô Paris chẳng hạn, tức
là vua Duy Tân đã nói đến sự thực hiện và phát triển hệ thống
truyền hình (télévision) cho vợ nghe (theo lời kể của hoàng tử
Bảo Ngọc).

Là một chuyên viên vô tuyến điện, có liên lạc tin tức hàng ngày

trên sóng truyền thanh khắp thế giới, chính ra vua Duy Tân có
một phương tiện thông tin rất hữu hiệu, vừa để thông hiểu tình
hình, vừa để thoát khỏi đảo, như ngày nay chúng ta sử dụng thư
thông tin điện tử (email) qua mạng truyền tin Internet.

Người bạn tôi nói, nếu anh là vua Duy Tân trong hoàn cảnh

ấy thì anh đã trốn khỏi đảo từ lâu. Nhưng vua Duy Tân không
muốn đi trốn lén lút, mà muốn trở về Việt Nam đường đường
chính chính, trên một con đường danh dự, vì nhà vua không bao
giờ thoái vị. Pháp đưa vua đi thì Pháp phải đưa vua về. Điều này
là động lực chính cho mọi hoạt động của nhà vua trong suốt thời
gian đi đày trên đảo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.