DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 225

223

VUA DUY TÂN VÀ MỘT KẾT CỤC BI THẢM

màu sắc và chi tiết, tùy theo các thể loại như thủy quân, bộ binh,
pháo binh, kỵ binh, quân thuộc địa Phi châu, quân thuộc địa Đông
Dương... và tùy theo phẩm hàm quân đội như lính đánh bộ, quan
chỉ huy... Chủ yếu quân phục Pháp có ba màu: màu xanh dương
với nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau (màu trắng là biểu tượng
của vua Pháp), màu đỏ và màu xanh lục (dành cho các đơn vị phục
vụ như Cứu thương, Bưu điện quân đội, quan thuế).

Bộ binh, kỵ binh và pháo binh mặc quân phục gồm có áo có

đuôi màu xanh dương, cổ áo màu đỏ, quần đỏ hay quần xanh có
nẹp đỏ, đội kê pi màu đỏ, như đi dự dạ hội, nổi bật trong thiên
nhiên với màu xanh lục của lá cây và màu đất nâu đen, trở thành
những tấm bia bắn lý thú cho quân địch trên trận tuyến, và họ
không thể nào ẩn nấp được. Các nhà lãnh đạo quân sự lúc bấy giờ
vẫn còn giữ chiến thuật cổ điển thời Napoléon, tức là hy sinh tánh
mạng quân lính để chiếm đất, với các cuộc tấn công hay phòng
thủ bằng bộ binh, kỵ binh và những trận đánh xáp lá cà, cho đến
khi một trong hai bên địch thủ, không còn nhân lực nữa, phải
tháo chạy, mất đất. Vì thế, để cho quân sĩ phân biệt dễ dàng ai là
bạn ai là thù trong các trận đánh xáp lá cà, quân Pháp mặc đồng
phục nhiều màu cho dễ nhận.

Chi tiết về trang phục này đã làm cho quân Pháp trở thành

những tấm bia đạn dễ nhắm, bị bắn chết từ xa “như thỏ rừng“,
thiệt hại nhân mạng rất lớn ngay từ những ngày đầu của cuộc
chiến. Họ bị quân Đức chế giễu là “die Rothose” (bọn quần đỏ).
Quân Pháp mới vỡ lẽ ra rằng, trận này không như những trận
trước... Không còn kịp thay đổi toàn bộ quân phục, quân đội Pháp
thay cái quần màu đỏ bằng quần màu xanh hay xanh xám, nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.