222
D Ấ U X Ư A
Sơ lược bối cảnh lịch sử tại Pháp
trong Đệ nhị thế chiến 1939-1945
Duy Tân bị đưa đi đày năm 1916 giữa khi Đại chiến thứ nhất
(1914-1918) đang bùng nổ. Nước Pháp bị thiệt hại rất nặng nề, về
quân lực, nhân lực và vật chất, nhưng trong giai đoạn này Việt Nam
không tận dụng được thời cơ nổi dậy, mà còn là “hậu phương” cung
cấp nhân lực và vật chất cho mẫu quốc.
Để hiểu những năm tháng đi đày biệt lập của Duy Tân trên đảo
Réunion và tình hình đặc biệt của năm 1945, một năm then chốt
của lịch sử nhân loại, cũng như hiểu tại sao vua Duy Tân tin tưởng
và chấp nhận hợp tác với de Gaulle trong giai đoạn Đệ nhị thế chiến
vừa chấm dứt, tôi xin đưa độc giả trở về trong sơ lược bối cảnh lịch
sử của hai trận đại chiến, có liên quan đến vận mệnh của Việt Nam.
Điểm đặc biệt của trận Đại chiến thứ nhất là việc sử dụng các
vũ khí mới như súng liên thanh, xe tăng, máy bay, lựu đạn, súng
phun lửa, khí độc. Nước Đức huy động khoảng 13,5 triệu đàn ông
ra trận tuyến.
Khoảng 15 triệu người chết trong bốn năm chiến tranh, trong
đó có khoảng 6 triệu dân thường, 2,7 triệu quân Đức, 1,9 triệu
quân Áo-Hung, 1,8 triệu quân Nga, 1,9 triệu quân Pháp và 1,4
triệu quân Anh. Không kể con số bị thương, tàn phế vĩnh viễn.
Quân Pháp, trong giai đoạn đầu của thế kỷ thứ hai mươi và đệ
nhất thế chiến, được trang bị với nhiều quân phục rất phức tạp về