233
VUA DUY TÂN VÀ MỘT KẾT CỤC BI THẢM
bắt làm tù binh của Đức không thể nào hiểu nổi những suy tính
chiến lược của Pétain.
Chiến tuyến phòng thủ Maginot (la ligne Maginot) dọc theo biên
giới Pháp từ Bắc xuống Nam qua các nước Bỉ, Thụy Sĩ, Ý – giống
như Vạn Lý Trường Thành bên Tầu – được xây dựng từ năm 1925
dưới thời bộ trưởng Painlevé, rất quy mô ở độ sâu 30 thước dưới
mặt đất, theo kế hoạch đặt ra kể từ khi đệ nhất thế chiến chấm
dứt của ba thống chế Foch, Pétain và Joffre, nhằm mục đích ngăn
chặn mọi cuộc tấn công vượt biên giới của kẻ thù trong tương lai.
Năm 1929 kế hoạch phòng thủ này được giao cho André Maginot.
Theo đánh giá của Đức thì chiến tuyến Maginot không đạt
được hiệu lực mong đợi, vì tại nhiều cứ điểm phòng thủ, quân
Pháp, dù chống trả rất dũng mãnh, bất khuất, nhưng họ bị cô
lập, không có hậu thuẫn và tiếp viện của quân đội Pháp từ hậu
phương. Quân Pháp tại chiến tuyến Maginot, cụ thể tại các cứ
điểm Fermont, Michelsberg, Einzeling, Laudrefang, Téting, Four-
à-Chaux, Hochwald, Schoenenbourg, Aschbach-Oberroedern và
các cứ điểm trong rặng núi Alpen, buộc lòng phải buông khí giới
khi Pétain đã ký hiệp ước đầu hàng Đức quốc xã.
Đứng về mặt tâm lý mà nói thì sự thiệt hại về nhân mạng và tài
sản của nước Pháp trong đệ nhất thế chiến quá lớn, thành phần
thương binh với những tàn tật nặng nề còn phải được săn sóc
nuôi dưỡng, nhiều gia đình vẫn còn tìm kiếm thân nhân coi như
là mất tích vì không biết còn sống ở đâu hay đã chết trong chiến
tranh, dân chúng Pháp có lẽ – theo sự đánh giá của chính quyền
Lebrun và Pétain – không chín muồi cho một tinh thần quyết chiến
chống Đức quốc xã. Nhưng lỗi không phải do dân chúng nhụt chí