231
VUA DUY TÂN VÀ MỘT KẾT CỤC BI THẢM
Chính quyền độc tài Pétain dưới khẩu hiệu “Lao động, Gia
đình, Tổ quốc” (Travail, Famille, Patrie) ra đời. Mọi nhân viên làm
việc trong chính quyền đều phải thề trung thành với Pétain. Quốc
hội và Thượng nghị viện coi như bị giải tán và thay thế bằng cơ
quan “Hội đồng Cố vấn Quốc gia” (Conseil national) nhưng rất
hiếm khi được triệu tập.
Nhờ một chiến dịch tôn vinh cá nhân Pétain qua nhiều hình
thức như phát hành tem thư, áp phích với hình của ông, đặt tượng
Pétain trong mọi trường học, các học sinh đều phải học thuộc bài
hát
Maréchal, nous voilà! (Thưa Thống chế, chúng tôi có mặt!),
hình ảnh anh hùng của Pétain trở thành biểu tượng tin tưởng của
dân chúng.
24 tháng 10 năm 1940 Pétain gặp Hitler ở Montoire để cùng
soạn thảo một chương trình hợp tác chung.
Ở đây, tôi đặt câu hỏi, tại sao Pétain – một trong những anh
hùng chống Đức thời đệ nhất thế chiến – lại muốn hợp tác với Đức
quốc xã ngay từ đầu?
Khi tìm câu giải đáp tôi chú trọng đến hai sự kiện khách quan
đầu tiên, đó là tuổi tác của Pétain và “gia tài” của Lebrun đã để lại.
Về tuổi tác, Pétain lên làm thống chế lúc ông đã 84 tuổi. Tôi
so sánh số tuổi này với tuổi của ba tôi và những cụ già đã gặp.
Trên 80 tuổi, khi trí óc còn minh mẫn thì các cụ là những bậc hiền
nhân, nhưng cũng có người rơi vào trình trạng suy yếu, trở nên cố
chấp, có lý hay vô lý không cần biết, vì chỉ bám víu vào một điều
gì quan trọng riêng cho bản thân mình.
Nếu tin rằng Pétain hoàn toàn minh mẫn và sáng suốt trong
những quyết định trọng đại – quyết định giữa cái chết và cái sống