DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 247

245

VUA DUY TÂN VÀ MỘT KẾT CỤC BI THẢM

một buổi sáng sớm, chết cứng ngồi trên cạnh giường,hai tay còn
giăng chiếc vớ chưa kịp xỏ vào chân. Ông chết trẻ, không kịp lãnh
được một đồng lương hưu.

Chú của bạn tôi, bị bắt đi lao động cưỡng bách bên Đức, rồi còn

bị mang đi tù đày khổ sai ở bên Nga, chỉ vì có đôi mắt xanh, tóc
vàng, quân Nga lầm tưởng ông là quân Đức, trốn trại tù, đi bộ (!),
trốn lánh, suốt từ bên Nga, xuyên qua Ba Lan, Đông Đức, Tây Đức,
Bỉ, về được đến nhà sau nhiều năm tháng trần ai khổ ải. Mãi gần
đây, khi đã gần 80 tuổi, ông được gọi làm đơn xin một số tiền bồi
thường chiến tranh của chính phủ Đức khoảng năm ngàn euro.
Ông chú khẳng khái từ chối, ông không cần tiền, và nói rằng dân
Đức cũng khổ quá nhiều, những phụ nữ Đức cũng bị hãm hiếp dã
man tập thể, rồi bắn chết; chỉ có người thân trong nhà mới biết
rằng ông chú hàng đêm giật mình, ngồi thẳng dậy trên giường,
toát mồ hôi hột, la ú ớ, sợ hãi như kẻ thù đang đứng trước mặt.
Ông cũng không còn ruột sau một cơn mổ cấp cứu, sống với một
cái bị hôi hám bên hông từ mấy chục năm nay.

Ba thế hệ đều có hy sinh cho tổ quốc bị xâm lăng, không hề

nhận một xu ơn huệ, một tấm huân chương. Vì thế, dẫu biết rằng,
đầu óc thực dân xưa cũ vẫn còn tồn tại trong một số người Pháp,
nhưng riêng tôi, tôi tin chắc một điều, không phải người Pháp
nào cũng đều là thực dân cả. Dân Pháp, trong chiến tranh, cũng
khổ như dân Việt. Nhất là, khi Đại chiến thứ hai vừa chấm dứt,
mọi người đều ao ước sống trong hòa bình, ai nấy đều chán ngán
chiến tranh, tổn thất.

Tại Hội nghị Brazzaville (Congo) ngày 30 tháng 1 năm 1944,

tướng de Gaulle đã thông báo chủ trương thay đổi chính sách đô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.