243
VUA DUY TÂN VÀ MỘT KẾT CỤC BI THẢM
đã sử dụng với triều đình Huế. Họ cho rằng, sự kiện de Gaulle
đưa Sainteny, Leclerc và d’Argenlieu trở lại Đông Dương là minh
chứng hùng hồn cho ý đồ thực dân cũ của de Gaulle.
Những người trở về từ thuộc địa cũ Algérie thì ghét de Gaulle
cay đắng và cho rằng de Gaulle không phải là thực dân, vì de Gaulle
đã bỏ rơi họ, để cho Algérie được độc lập qua cuộc trưng cầu dân
ý diễn ra vào năm 1962 (référendum d’autodétermination), và họ,
thành phần thực dân kỳ cựu phải bỏ lại hết sau lưng, khăn gói trở
về Pháp. Bà hàng xóm tôi thuộc vào thành phần này, dù khi trở
về, cả hai vợ chồng đều có công ăn việc làm, con cái đều được đi
học, có nhà có vườn, có xe hơi, tóm lại được chính quyền Pháp bồi
thường đầy đủ, nhưng bà vẫn thù ghét de Gaulle.
Những người thuộc trường phái de Gaulle, sau khi de Gaulle
rời khỏi chính quyền Lâm thời Cộng hòa Pháp (Gouvernement
Provisoire de la République Française, GPRF) vào ngày 20.01.1946,
thì bênh vực rằng, nước Pháp đã nếm mùi bị chiếm đóng, nhục
nhã, xấu hổ, với nhiều mất mát, đau thương, một de Gaulle đã
phải đi vào kháng chiến thì nước Pháp đã hiểu dân Việt đòi hỏi lại
độc lập và tự do là điều chính đáng, mà giải pháp đưa ra với mô
hình “Union Française“, tương tự như mô hình “Commonwealth”
(Liên hiệp Anh) của Anh là thích hợp với hoàn cảnh chính trường.
Mọi đổi mới cải cách đều cần phải có thời gian, có giai đoạn giao
thời phải được thực hiện, phát triển trên một nền tảng xã hội ổn
định, có trật tự, nhất là các cường quốc khác đều lăm le thay thế
Pháp tại Đông Dương.
Vua Duy Tân đã hấp thụ văn hóa kỹ thuật của Pháp, và qua
cuộc sống lưu đày hai mươi chín năm, thoát khỏi tầm ảnh hưởng