DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 293

291

BÁC MINH VÀ NGÔI LÀNG BỎ QUÊN C.A.F.I. TẠI SAINTE-LIVRADE-SUR-LOT

Bạn tôi không ngớt nói nhỏ vào tai tôi:
- C‘est honteux pour la France. (Thật là xấu hổ cho nước Pháp!)
Nếu không đến tận đây thì anh ấy cũng không thể ngờ rằng

“người Pháp Đông Dương” bị người Pháp mẫu quốc đối xử tệ hại
như thế. Đã quen với một số hành động kỳ thị của người Pháp đối
với chính bản thân tôi trên đất Pháp, tôi hỏi anh ấy:

- Vậy thì mình làm được gì?!

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Genève 1954, Pháp

rút quân. Khoảng 30.000 người, trong số đó có vợ, con, góa phụ...
người Pháp lên thuyền về Pháp, hành lý chẳng có gì đáng kể,
chặng đầu tiên là cảng Marseille.

Trước đó, ngày 2 tháng 9 năm 1955, Valéry Giscard d’Estaing,

khi ấy là Phó giám đốc văn phòng Chủ tịch chính quyền

1

– triệu

tập các quan chức quản lý vùng (préfets) tìm chỗ định cư lâu dài
cho công dân Pháp hồi hương. Họ là người Pháp, có quốc tịch
Pháp, mang tên Pháp, trở về từ Đông Dương.

Tôi lầm tưởng rằng, với những chi tiết hành chánh như thế,

những người mang tên Pháp có quốc tịch Pháp thì là người Pháp,
có lẽ nào họ lại bị phân biệt đối xử, kỳ thị!

Hiện nay, trong tình trạng chính trị ưu thế của phái hữu và

cực hữu, những người có gốc ngoại quốc, mang tên ngoại quốc
nhưng có quốc tịch Pháp đang gánh chịu nhiều sự phân biệt

1 Tương đương với văn phòng Thủ tướng trong các giai đoạn sau -(directeur

adjoint du cabinet du Président du Conseil)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.