DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 297

295

BÁC MINH VÀ NGÔI LÀNG BỎ QUÊN C.A.F.I. TẠI SAINTE-LIVRADE-SUR-LOT

Dưới đề tựa

Những hạt bụi của một đế quốc mất biến, Boris

Thiolay (10.01.2005) ghi lại kỷ niệm của một đứa bé gái chín tuổi
khi đặt chân lên trại:

“Họ phát cho chúng tôi giường sắt của quân đội, một tấm rơm

bện, mỗi người một áo măng tô, một cái tô sắt, một cái đĩa, một
bộ muỗng nĩa. Mỗi căn hộ được phát một lò sưởi than và một
thùng than cho một tuần lễ.”

Trong khi những người di tản từ Algérie sau khi Algérie độc lập

năm 1962 được bồi thường xứng đáng và rộng rãi (tương đương
với 30.000 euro một đầu người), thì một số ít người trở về từ
Indochine chỉ được bồi thường “5.000 quan Pháp cho một gia đình
có bốn con” (chưa tới 800 euro) một lần duy nhất.

Một người đàn bà nói nhỏ, như không muốn than thở, dù bà

đã sống trong lạnh lẽo, túng thiếu và phiền muộn: “Chồng tôi bỏ
tôi với sáu con khi về đến Pháp, theo một người đàn bà khác, tôi
và các con phải đi hái đậu, 1 quan Pháp 1 giờ làm việc, hái một bị
đậu nặng 25 kí lô thì chủ trả 5 quan...”. Những nhà đại phú nông
của thung lũng sông Lot thích thuê những người trong trại, vì họ
làm việc siêng năng, nhẹ tay, không làm hư hại hoa màu.

Cho đến năm 1997, trại được quản lý bởi một giám đốc, xuất

thân từ thành phần thực dân, một thư ký, bốn nhân viên quét
dọn, một bác sĩ và hai trợ lý xã hội. Mỗi ngày phải chào cờ tam tài
hai lần, buổi sáng và buổi tối.

Dần dần, các người trong trại góp sức xây một ngôi chùa và

một nhà thờ.

Trẻ con đi học trường thành lập riêng trong trại, đến giữa

những năm sáu mươi, thường được hướng dẫn theo nghề thợ máy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.