302
D Ấ U X Ư A
nhiên quen thuộc của vùng Thanh Nghệ Tĩnh với bác Minh, mà
bác ví cuộc đời của bác ba chìm bảy nổi theo gió mưa.
Nghe bác Minh kể về cuộc đời của bác, phần đời thứ nhất của
tuổi thơ là một giai đoạn sống êm đềm sung sướng.
Bác Minh là con cầu tự, con một, con trai duy nhất, mau biết
nói, mau biết đi, một đứa trẻ tò mò, thích tìm hiểu, được nuông
chiều nên đôi khi bướng bỉnh, hễ đòi gì không được vừa ý là nằm
lăn ra ăn vạ, giãy đành đạch, bứt tóc bứt tai, đôi khi “tàn nhẫn”
hất đổ mẹt cà phê để cho người làm phải mất công sàng lọc lại.
Mới lên bốn tuổi, bác Minh thấy đám cả chục người nhà dạy
nhau ngồi học đánh vần abc chữ quốc ngữ, hay kể cho nhau nghe
lịch sử, sự tích thời xưa, phiếm luận về thời sự, hay thách đố nhau
những câu đố vui, có văn hóa, dưới chân những cột đèn điện dọc
lề đường ban đêm trước cửa cơ ngơi của chủ, sau một ngày làm
việc mệt nhọc. Đứa trẻ bốn tuổi ấy cũng sà vào học chữ, đòi mua
cho cuốn sách học đánh vần B.A. = BA, nhiều đêm cho tới chín
giờ tối mới buồn ngủ, nên chỉ vài tháng sau bác Minh đã biết đọc
chữ quốc ngữ.
Cha bác thấy vậy, mới bảo mẹ rằng, đứa trẻ này rất thông
minh và nhạy cảm, có một trí nhớ ngoại lệ, không nên cho nó vào
trường sớm. Mãi đến bảy tuổi, bác Minh mới được dẫn đến trường
nhập học.
Năm 1925 công chúa Xuân Tư và chồng dọn về một cơ ngơi ở
gần một kênh đào:
“... Ngôi nhà có tầng rất to lớn, vườn cây ăn trái rộng mông
mênh. Tầng dưới là phòng khách đầy đủ bàn ghế. Tôi còn thấy