304
D Ấ U X Ư A
chiếc xe “overland”, lái phụ phải săn sóc xe. Chú kéo xe có nhiệm
vụ kéo xe đưa mẹ tôi đi công việc. Những người bếp, những người
bồi, những người làm công việc giặt giũ đều làm công việc riêng
của mình, không ai bị nhọc nhằn căng thẳng”.
Bác Minh cười, hai con mắt long lanh:
“Cha tôi có đồn điền trồng cà phê ở Đồng Cốc và Đồng Vinh,
hai quặng mỏ, mỏ măng gan (manganèse) và mỏ antimôn
(antimoine), lại có suối vàng, cơ sở trồng dâu nuôi tằm, xưởng gỗ.
Tôi đã đi theo cha tôi học đãi vàng bên bờ suối. Công nhân làm
mỏ và đãi vàng đông lắm. Mẹ tôi là người rất rộng lượng, giúp đỡ
mọi người. Năm có nạn đói cùng với nạn dịch tả, mẹ tôi sai người
chôn cất các người chết đói tử tế, người nào còn sống thì cậy răng
ra đổ thuốc và nước cháo vào, bởi thế mẹ tôi được nhiều người
mang ơn, kính trọng.”
Năm 1930 bất hạnh đầu tiên xảy đến, đưa cuộc đời bác Minh
vào một ngã rẽ. Georges Lejeune bị bệnh vàng da, phải về Pháp
chữa bệnh, chỉ đem theo một người bếp để săn sóc ông, bếp Lành.
Nhưng số phần ông chỉ có đến đấy, Georges Lejeune chết sau
khi mổ ở Marseille, rồi được chôn cất ở Marseille, hưởng dương
55 tuổi.
Công nữ Xuân Tư buồn khổ, không còn lo lắng gì nữa đến
cơ ngơi của chồng để lại. Một người, gọi là bạn, tên chưởng khế
Ackein, lợi dụng cơ hội, cướp đoạt hết tài sản của Georges Lejeune.
Emile Lejeune, người con thừa kế duy nhất, phải rời khỏi trường
học với một chai xi rô grenadine (mùi trái lựu) và vài đôi giầy cũ
trên tay. Luật sư Trần Văn Chương giúp Công nữ Xuân Tư đòi lại
tài sản, nhưng kẻ ác gian Ackein giả điên cao bay xa chạy về Pháp.