307
BÁC MINH VÀ NGÔI LÀNG BỎ QUÊN C.A.F.I. TẠI SAINTE-LIVRADE-SUR-LOT
Emile bị cởi trần truồng nhốt cũi, như những tù binh khác
người Pháp, trong số đó có cả con trai của Edouard Daladier, chiếu
đèn ngày đêm không thể nào chợp mắt được, bị rận cắn cùng
mình, lại còn nghe người bị quân Nhật tra tấn la hét thảm thiết.
Bao nhiêu bạn bè của Emile đã bị quân Nhật chặt đầu, mổ bụng,
phanh thây, xác vứt ngoài đồng, ngoài đường.
Nhưng mấy ngày sau, vào tháng tám 1945, hai quả bom nguyên
tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki lại cứu sống Emile. Quân Nhật
thả khoảng 50 tù binh Pháp đang còn bị nhốt cũi tại Vinh.
Emile tiếp tục “trôi theo dòng đời”, như lời bác kể chuyện.
Emile trở lại quân đội, được giao trách nhiệm liên lạc với phía
Việt Nam để giải thoát cho người Pháp còn bị kẹt ở vùng Nghệ An
trong Ủy ban Liên lạc Pháp - Việt. Qua công việc này 90% người
Pháp tìm lại được sự sống trước cái ngày định mệnh 19.12.1946 của
cuộc đời Emile.
Sau đó, bảy năm tù đày từ 1946 đến 1953 qua nhiều trại giam ở
những nơi gọi là rừng sâu nước độc, với nhiều hình phạt khổ cực,
bệnh tật nặng nề đã làm tàn rụi sức khỏe của Emile.
Từ những câu chuyện đi gánh gạo, gánh nước, gánh tre, gánh
rau, gánh muối (một gánh muối nặng 30 kí lô) đói khát cũng phải
gánh, nhiều khi chỉ được một bát cháo, hay hai chén chè tươi, cho
đến bữa cơm của một bà mẹ già gọi vào
“Con vào đây ăn bữa cơm
thay cho thằng cả!”, con của mẹ bị máy bay Pháp bắn chết, mẹ còn
cho thêm một bánh xà phòng, thời ấy là quý lắm, cho đến việc tình
cờ gặp lại vú nuôi, được vú cho ăn bữa cơm, lúc đi, vú còn chạy
theo cho nải chuối... bác Minh vẫn còn nhớ như in trong tâm tưởng.