49
T Ạ I S A O M Ấ T N Ư Ớ C T H Ờ I T Ự Đ Ứ C ?
Điều XI: Thiết lập chức vị Khâm sứ tại Huế, đại diện cho chính
phủ bảo hộ, dưới quyền của quan Toàn quyền. Vua An Nam phải
tiếp quan Khâm sứ, nếu không có lý do chính đáng.
Điều XII: Thiết lập chức vị Công sứ (résident) ở Hà Nội và Hải
Phòng, ở mỗi thành phố cảng, mỗi tỉnh. Các quan cai trị hàng tỉnh
nhỏ, phụ cũng đều là quan chức Pháp...
Điều XV: Các viên chức công quyền Pháp trong các lãnh vực
truyền tin, ngân quỹ nhà nước, quan thuế, xây dựng cầu đường,
trường học Pháp... chỉ được có quan hệ chính thức với các nhà cầm
quyền An Nam thông qua tòa Khâm sứ.
Điều XVI: Tư pháp nằm trong quyền lực của các Khâm sứ... Tòa
Phúc thẩm được đặt ở Saigon.
Điều XVII: Các Khâm sứ kiểm soát lực lượng cảnh sát trong các
thành phố, đồng thời có quyền kiểm soát các đơn vị bản xứ.
Điều XVIII: Các Khâm sứ tập trung quyền thâu thuế và giám sát
các quan bộ trong phận sự thâu nhận thuế và công việc.
Điều XIX: Quan thuế tại các cảng biển và biên giới hoàn toàn
do chính quyền hành chánh Pháp nắm giữ...
Điều XX: Công dân Pháp có hoàn toàn tự do cư trú, di chuyển,
sở hữu trên khắp Tonkin và Annam...
Điều XXI: Những người có lý do chính đáng để di chuyển trong
lãnh thổ Annam phải xin cấp hộ chiếu (passeport) của các cơ quan
chính quyền Pháp và xin cấp giấy phép thông hành (visa)
Điều XXV: Tất cả mọi người dân Annam là dân “bảo hộ thực
sự” (vrais protégés).
Điều XXVI: Nợ nần còn lại của nước Annam đối với nước Pháp
được xóa bởi sự nhượng đất tỉnh Bình Thuận.