DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 52

50

D Ấ U X Ư A

Điều XXVII: Các hội thảo tương lai sẽ ấn định ngân quỹ của

triều đình Annam, trên số thâu thuế vụ và quan thuế, tối thiểu
là hai triệu quan một năm. Quan tiền bằng bạc của “Cochinchine
Française” và tiền của Mễ Tây Cơ (thuộc địa của Tây Ban Nha) được
lưu hành trên khắp vương quốc, song song với tiền của quốc gia
Annam.

Phương cách ký hiệp ước cũng là một sự sỉ nhục cho nước ta.

Triều đình Huế phải ký trước, và cứ khăng khăng viết trong sử là
“hòa ước”, đóng dấu triện lên những điều kiện căn bản để chứng
nhận thêm một lần nữa, rồi hiệp ước này mới được gởi về Pháp
duyệt y, chấp nhận. Bàn dân thiên hạ tại Việt Nam là những kẻ
biết sau cùng.

Nhưng bản báo cáo kể công của Harmand – người đã khai tử

cái tên “Việt Nam” – viết cùng ngày gởi cho bộ trưởng bộ Hải
quân và Thuộc địa Paris (dấu nhận bản báo cáo ngày 08.10.1883)
và Bộ trưởng bộ Ngoại giao Paris, làm cho người Việt nào còn
một chút tâm tình phải suy nghĩ, mà tôi xin dịch nguyên văn
như sau:

Tonkin
Văn phòng Tổng ủy nước Cộng hòa Pháp (Cabinet du Commissaire

général de la République Française)

Cửa biển Thuận An, ngày 25 tháng tám 1883

Ngài Bộ trưởng,
Tôi hân hạnh gởi đến ngài kèm theo đây bản chính của Hiệp

ước do tôi ký tại Huế, ngày 25 tháng 8 năm 1883, đồng thời với
một bản thỏa thuận mà tôi đã gởi cho chính quyền Annam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.