54
D Ấ U X Ư A
Harmand nhấn mạnh điểm cao của tối hậu thư rằng:
“Nous
sommes encore, sous tous les rapports, les créanciers de l‘Annam”.
Biết rằng, thực dân đồng nghĩa với ngang ngược, luận điệu hỗn
hào của Harmand:
“Trong mọi tình huống, chúng tôi vẫn còn là
chủ nợ của Annam”, khi hắn to tiếng cho rằng nước Việt Nam mắc
nợ nước Pháp, quân xâm lược còn bắt dân bị xâm lược bồi thường
chiến phí cho nó, không ai có thể quên.
Qua tối hậu thư này, hậu thế cũng mường tượng ra được nhược
điểm của triều đình Huế mà Harmand đã vạch ra: Huế chỉ là Huế,
triều đình Huế vì quá cách biệt với dân mà không được đa số dân
chúng trong cả nước thương mến kính trọng, quân lính không
trung thành, không thấy có chính nghĩa phải bảo vệ “vua và triều
đình quan lại”, cho nên không quyết chí chiến đấu.
Harmand cũng viết thẳng ra rằng, Trung Quốc sẽ không giúp
đỡ triều đình Huế, vì Trung Quốc muốn thông thương và mở
mang kỹ nghệ trong quan hệ với Pháp. Tóm lại, triều đình Huế
hoàn toàn bị cô lập trên lãnh vực ngoại giao.
Harmand kết luận:
“Vous avez deux partis à prendre: celui de
la guerre ou celui de la paix...” – Quý ông có hai khả năng để lựa
chọn: một là chiến tranh hay là hòa bình...”.
Con đường “Hòa bình” – con đường sống sót duy nhất cho
hoàng gia và triều đình Huế – mà Harmand đưa ra là triều đình
Huế phải chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và những yêu sách của
Pháp được đúc kết trong cái gọi là Hòa ước Quý Mùi 1883.
Vai trò của người được gọi là Thương Bạc rất quan trọng.
Thương Bạc đại thần chính là Nguyễn Văn Tường, quan đầu triều
hàng thứ ba, sau Trần Tiễn Thành và Hoàng Kế Viêm, và có quan