DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 57

55

T Ạ I S A O M Ấ T N Ư Ớ C T H Ờ I T Ự Đ Ứ C ?

hệ gia đình với vua do các cuộc hôn nhân của con cháu mình với
hoàng tộc. Nguyễn Văn Tường là người được Tự Đức rất tin tưởng,
cho lần lượt giữ nhiều chức vụ cao cấp: Đại thần phụ chính trong
Cơ Mật Viện, Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Hộ, Thượng
thư phụ trách Nha Thương Bạc, tức là người thay mặt vua Tự Đức
trong mọi công việc thương thuyết với Pháp.

1

Sự kiện Tôn Thất Thuyết và vị vua trẻ tuổi Hàm Nghi rời khỏi

cung cấm vào tháng 7 năm 1885, ban hịch Cần Vương chống Pháp,
nổi bật lên tấm lòng của hai nhân vật lịch sử này. Không còn đường
nào khác, dù rằng Tôn Thất Thuyết mang tiếng lộng quyền và cái
hậu của Tôn Thất Thuyết không oai hùng chi cho lắm.

Vua Hàm Nghi có thể từ chối ý kiến chống Pháp của Tôn Thất

Thuyết, ngả theo chiều của các quan muốn đầu hàng và hợp tác
với Pháp, nhà vua cũng có thể tố cáo Thuyết hay ra lệnh xử trảm
Thuyết.

Không lẽ Hàm Nghi chỉ thuận theo Thuyết vì sợ bị Thuyết giết?

Nhưng Hàm Nghi, dù trẻ tuổi, đã lên đường, ba năm sau đó mới
bị bắt (ngày 01.11.1888) và đưa đi đày, từ cửa Tư Hiền lên tàu La
Comète rồi đi tiếp đến Alger ngày 13.01.1889. Hai người con của
Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Thiệp (hay Tiệp) và Tôn Thất Đạm
(hay Đàm) xứng đáng được gọi là anh hùng dân tộc.

Kẻ bán vua, Trương Quang Ngọc, bị Phan Đình Phùng và các

nghĩa sĩ Văn Thân bắt được, chém đầu.

1 Triều Nguyễn có Lục bộ - sáu bộ như sau: Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ

Hình, Bộ Công, đứng đầu mỗi Bộ là quan Thượng Thư.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.