57
T Ạ I S A O M Ấ T N Ư Ớ C T H Ờ I T Ự Đ Ứ C ?
Thái độ của ba bà phi,
1
bà mẹ vua Tự Đức (bà Từ Dụ) và hai bà
vợ của vua Tự Đức, cắt nghĩa phần nào ảnh hưởng của họ lên vua
chúa, triều đình. Bà Từ Dụ, hay Từ Dũ, tên là Phạm Thị Hằng, quê
ở Tân Hòa, Gia Định (nay thuộc Gò Công, tỉnh Tiền Giang), con của
Lễ bộ Thượng thư Phạm Đăng Hưng, sinh năm 1810, là người có
ảnh hưởng rất lớn trong nội cung suốt mấy đời vua, từ vua Thiệu
Trị, vua Tự Đức cho đến vua Hàm Nghi.
Có lẽ chính vì tấm lòng tự trọng và yêu nước, bản thân trong
sạch, không có điều tiếng gì, nên khi nhà vua trẻ tuổi Hàm Nghi
đặt chân lên Alger thì được thượng tầng xã hội Alger kính trọng,
ưu đãi.
Vào cuối đời vua Tự Đức sang qua đời Hàm Nghi, triều đình
Huế đã ký hết hiệp ước này đến hiệp ước khác với Pháp, mất dần
chủ quyền, độc lập, tự do. Các cuộc nổi dậy chống lại Pháp thì
được sử sách của Pháp và của triều đình Huế (sau năm 1885) viết
là “làm giặc” như Đề Thám, hay “nổi loạn” như phong trào Văn
Thân ở Nghệ Tĩnh năm 1874, và bị quan quân triều đình phối hợp
với quân Pháp đánh dẹp.
Văn thân là tầng lớp bảo hoàng nền tảng của vương triều nhà
Nguyễn. Văn là tầng lớp nho sĩ xuất thân từ khoa cử, trải qua
một chương trình học chữ Hán gồm có các sách vở cổ điển Trung
Quốc theo Khổng giáo như Tứ thư Ngũ kinh, con đường khoa
cử với ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, các môn thi về Kinh
nghĩa, thi phú, sách vận, con đường tiến thân duy nhất trong xã
1 Triều Nguyễn thực thi luật lệ "bốn không": không đặt Tể tướng, không phong
Hoàng hậu, không lập Trạng nguyên, không phong tước vương cho người
ngoài dòng họ.