DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 60

58

D Ấ U X Ư A

hội quân chủ. Từ nho sĩ thi đậu trở thành quan triều đình, bậc
thang danh vọng gồm có chín bậc (gọi là cửu phẩm, mà nhất
phẩm triều đình là chức quan cao nhất; các phò mã, chồng của
các công chúa, được phong hàng tam phẩm sau khi kết hôn) còn
phải cố gắng leo lên. Thân là tầng lớp bảo hoàng bậc thấp nhất,
những người “kế thừa” chức vị của cha mà không cần qua thi
cử, hay mua chức vị, ở các ngạch địa phương, nhân viên các bộ
hay những người đã nghỉ hưu, các vị “tiên chỉ”, cũng như tầng
lớp hương hào kỳ mục, gồm có những người giàu có, và những
người giữ các địa vị quản lý trong làng xã, nói chung là còn được
xếp vào hạng “sĩ”.

Các hạng “nông, công, thương” bị cai quản bởi hạng “sĩ”, “sĩ

phu” nói chung, là tầng lớp trí thức Nho giáo của xã hội Việt Nam
thời ấy. Tầng lớp thân hào nhân sĩ xác định quyền lợi của cá nhân
mình đồng nghĩa với quyền lợi của triều đình quân chủ phong
kiến, bảo vệ Nho giáo, bảo vệ chế độ thi cử tuyển quan lại bằng
chương trình chữ Hán.

Vì thế, phong trào Văn Thân, trong tinh thần yêu nước đòi độc

lập tự chủ, bảo hoàng, chống Pháp, mục đích của họ không phải
là một sự đổi mới xã hội, đất nước để theo kịp trình độ tiến triển
khoa học kỹ thuật thế giới, mà chống Pháp thì chống luôn văn hóa
Âu châu, chống chữ quốc ngữ, chống Thiên Chúa giáo (và chống
giáo dân).

Trong bài “Các vấn đề kinh tế và xã hội Việt Nam vào giữa thế

kỷ XIX”, giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh viết rõ:

“... Được nuôi dưỡng trong tư tưởng của Nho giáo, giai cấp sĩ

phu không thể quan niệm được một nền văn hóa nào khác ngoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.