53
T Ạ I S A O M Ấ T N Ư Ớ C T H Ờ I T Ự Đ Ứ C ?
Tối hậu thư của Jules Harmand gởi cho triều đình Huế là một
văn bản sỉ nhục nặng nề và hăm dọa mãnh liệt triều đình Huế,
nhưng cũng nhờ từng điểm “kể tội” triều đình mà Jules Harmand
đã nêu lên trong tối hậu thư mà ngày nay chúng ta có thể mường
tượng ra rằng, một số quan của triều đình Huế có phản ứng chống
đối lại Pháp một cách gián tiếp, không mặt đối mặt, và các sĩ phu
yêu nước chống Pháp lẻ tẻ nhiều nơi, không có liên kết cho nên dễ
bị đàn áp, tan vỡ nhanh chóng.
Hai câu:
“Đế quốc An Nam, triều đại, các hoàng tử và triều đình
tự tuyên bố bản án cho mình. Tên nước “Việt Nam” sẽ không còn
tồn tại trong lịch sử nữa.” trong văn bản này nói rõ sự khinh miệt
của Jules Harmand, một mặt, hắn biết rõ ràng tên nước ta là “Việt
Nam” (tên nước đời vua Gia Long), mặt khác, hắn không cần biết
tên nước đời vua Tự Đức là Đại Nam (tên do vua Minh Mạng đổi),
mà cứ khăng khăng gọi nước ta là “Đế quốc Annam” (l’Empire
d’Annam).
Khởi đầu bằng việc đổ tội cho triều đình không thỏa mãn
những yêu cầu “chính đáng” (légitimes) của Pháp, Harmand trở
đầu ngọn giáo một cách vô liêm sỉ cho rằng sở dĩ năm 1867 khi
Pháp phải đánh chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên
là để đem lại sự “yên ổn” cho phần đất thuộc địa của Pháp, Pháp
phải đánh Bình Thuận vì nơi đây là đất dung dưỡng những phần
tử đã bị Pháp lên án, Pháp phải đánh miền sông Hồng và giặc Cờ
Đen để thông thương, Pháp phải đánh vì triều đình tiếp tục thâu
thuế. Harmand nhục mạ triều đình là “dối trá, lừa đảo” không
tôn trọng những ký kết đã hiện hữu, bí mật tìm cách liên kết với
vua Xiêm.