DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 65

63

T Ạ I S A O M Ấ T N Ư Ớ C T H Ờ I T Ự Đ Ứ C ?

Điều XIV: Những người muốn di chuyển trong nội địa Annam

phải xin phép của Tổng trú sứ tại Huế hay Thống đốc Cochinchine.
Các cơ quan này sẽ cấp sổ thông hành, và sau đó chính quyền
Annam sẽ cấp chiếu khán đi lại.

Điều XV: Quân đội của chính quyền bảo hộ Pháp sẽ trấn đóng

tại những địa điểm thiết yếu trên đất Annam và Tonkin.

Điều XVI: Vua Annam tiếp tục công việc cai trị hành chánh nội

bộ, ngoài những điều khoản được ấn định bởi hiệp ước này.

Điều XVII: Annam sẽ thanh toán các món nợ đang còn đối

với nước Pháp, theo phương cách sẽ được ấn định sau này. Vua
Annam không được vay nợ của các nước khác, nếu không có sự
cho phép của chính quyền Pháp.

Điều XVIII: Các cuộc hội nghị tiếp theo sau này sẽ ấn định

ranh giới các hải cảng, quyền lợi của Pháp trên các hải cảng, xây
dựng các ngọn hải đăng trên bờ biển của Annam và Tonkin, chế
độ và công việc khai thác các mỏ, chế độ tiền tệ, chế độ phân
phối cho chính quyền Annam trong thâu hoạch quan thuế, thuế
thông tin điện tín và những thâu nhập khác chưa được ấn định
trong điều XI.

Xem như thế, khi các quan đại thần Nguyễn Văn Tường, Phạm

Thận Duật và Tôn Thất Phan của triều đình Huế ký với Patenôtre
và Rheinart cái gọi là hòa ước Giáp Thân thì nhà Nguyễn mất toàn
thể lãnh thổ, mất chủ quyền, độc lập và tự do, bị giáng xuống
thành triều đình “Annam”.

Kể từ năm 1885 với hiệp ước mang tên Patenôtre, Pháp đã

thành công trong việc phân chia lãnh thổ Việt Nam thành ba Kỳ
để trị:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.