DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 67

65

T Ạ I S A O M Ấ T N Ư Ớ C T H Ờ I T Ự Đ Ứ C ?

chiếc ấn về Pháp làm chứng vật chiến thắng, cho nên Patenôtre
bắt buộc triều đình Huế phải nộp cho Pháp ấn phong vương của
nhà Thanh phong cho vua Gia Long năm 1804, bằng bạc ròng mạ
vàng, dùng để làm tin khi giao dịch với nhau. Điểm đặc biệt ở
đây, qua chiếc ấn, nhà Thanh đã công nhận tên nước “Việt Nam”
của vua Gia Long, chính triều đình Trung Hoa không còn sử dụng
danh phong “An Nam Quốc vương” ngày xưa nữa!

Biên bản nộp ấn ngày 07 tháng 6 năm 1884 ghi lại rằng Phạm

Thận Duật và Tôn Thất Phan đem ấn đến giao tận tay cho Jules
Patenôtre. Patenôtre thỏa mãn vì kể từ nay toàn thể đất nước Việt
Nam nằm trong sự bảo hộ của Pháp, dù rất muốn giữ chiếc ấn
đem về Pháp làm chiến vật, nhưng Patenôtre đành phải nhượng
bộ đôi chút, đồng ý hủy hoại chiếc ấn phong vương của vua Gia
Long theo lời yêu cầu của triều đình Huế.

Sự kiện này được tường thuật trong thông tin của Agence Havas

viết vào ngày 30 tháng 8 năm 1884, Nguyễn Văn Tường và Phạm
Thận Duật, trước sự chứng kiến của Patenôtre và Courbet, nhất
định cho nấu chảy chiếc ấn lịch sử này, không để cho Patenôtre
đem chiếc ấn này về Pháp.

Theo biên bản chính thức này của Pháp thì chiếc ấn hình

vuông, mỗi cạnh 11 phân, dày 2,54 phân, nặng 5 kí lô 900 gram,
nắm ấn là một con lạc đà quỳ gối. Đồng ký trong biên bản với
Jules Patenôtre là các nhân chứng công nhận chiếc ấn đã được
nấu chảy trước mặt họ là: Đại úy Parrayon, Đại úy de Maigret,
Đại tá Rheinart, Khâm sứ tạm thời tại Huế Parreau, Đại úy Hải
quân Gouin, Lãnh sự Louis Patenôtre, Thông dịch viên tiếng
Annam Masse.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.