DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 127

Lâm đáp: “Vì con còn muốn ăn kẹo”.

Đây là bài trắc nghiệm nhỏ về khả năng tự kiềm chế của trẻ, nhưng

lại phản ánh vấn đề một cách rất sâu sắc. Khả năng tự kiềm chế là một
loại ý chí, là bộ phận quan trọng hình thành nên chỉ số cảm xúc, quyết
định việc con người có thể khống chế sự cám dỗ của thế giới bên ngoài
và điều tiết bản thân hay không. Mỗi người lại có khả năng kiềm chế
khác nhau, nhiều ví dụ thực tế và các nghiên cứu đã chứng minh được
rằng, những người có khả năng tự kiềm chế kém, khi làm việc không suy
nghĩ đến hậu quả, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt; đồng thời không
giữ được cảm xúc ổn định khi lợi ích bị mất, dễ trở nên bi quan, chán
nản, gặp thất bại là không gượng dậy được. Kiềm chế là năng lực chủ yếu
do được rèn luyện mà thành, do vậy, việc dạy cho trẻ biết kiềm chế từ
nhỏ là rất quan trọng.

Trong ví dụ trên, đứa trẻ biết kiềm chế sẽ chỉ có thêm một cái kẹo,

nhưng nhờ đức tính biết kiềm chế này, trong tương lai, trẻ sẽ có thể
nhận được vô số lợi ích lớn hơn trong công tác, trong học tập.

Đa số trẻ nhỏ đều biết rằng: trên lớp phải chú ý nghe giảng, phải

hoàn thành bài tập đúng thời hạn, nếu không sẽ bị cô phê bình, trừ
điểm. Nhưng khi vui chơi, chúng lại không tự kiềm chế được bản thân,
ham chơi gây ảnh hưởng đến học tập. Nếu cha mẹ chú ý bồi dưỡng cho
trẻ khả năng tự kiềm chế từ lứa tuổi mẫu giáo, thì chúng tôi tin rằng,
những vấn đề tương tự như vậy sẽ không xảy ra.

❋ LỚP HỌC LÀM CHA MẸ ❋

Khả năng tự kiềm chế của trẻ cần phải có quá trình để hình thành,

cha mẹ và trẻ đều không thể quá nôn nóng. Trong quá trình đó, trẻ có
thể sẽ lặp đi lặp lại khuyết điểm nhiều lần, cha mẹ nên cùng con phân
tích nguyên nhân để tìm ra biện pháp thiết thực.

☘ HỢP TÁC VỚI NGƯỜI KHÁC

Cách này có thể được tiến hành thông qua cha mẹ, thầy cô, bạn bè,

căn cứ theo tình hình cụ thể. Do đặc điểm phát triển của lứa tuổi thanh
thiếu niên, khả năng tự kiềm chế còn kém, nếu không có ngoại lực tác
động, trừ khi trẻ có ý chí hơn người, chúng sẽ không bao giờ có thể tự
hình thành nên đức tính này. Ví dụ, một cậu bé lớp 5, hàng tháng cha
mẹ cho em một lượng tiền tiêu vặt cố định. Ban đầu em thường xuyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.