KỸ NĂNG 2:
BIẾT CÁCH SỬ DỤNG THỜI GIAN
Rèn cho trẻ nhỏ quan niệm về thời gian sẽ có lợi cho
việc giúp chúng làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học, khi trẻ
lớn dần sẽ có được thói quen sống tốt, biết cách“nhẫn nại” và “chờ
đợi”. Nếu cha mẹ biết cách lấy bản thân làm tấm gương, chỉ dẫn trẻ
vào những thời điểm thích hợp, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tốt đến
trẻ.
Cũng giống như phần lớn các thói quen khác, quan niệm về thời gian
là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ, nó cũng có mục
tiêu mang tính giai đoạn. Cha mẹ nên dùng những sự vật mà trẻ hiểu
được để đưa quan niệm về thời gian vào cuộc sống của chúng. Nếu
không có quan niệm thời gian, thì ngay việc học tập và nghỉ ngơi cơ bản
nhất cũng sẽ rối loạn.
Hầu hết, cha mẹ đều phải gọi trẻ dậy vào buổi sáng, thúc giục chúng
đi ngủ vào buổi tối, hoặc đôn đốc chúng ăn cơm. Rất nhiều người than
vãn rằng, con mình quá chậm chạp, lười nhác, không biết tận dụng thời
gian. Thời gian là vàng bạc, đó là quan niệm của chúng ta trong thời đại
ngày nay. Vì vậy, một khi trẻ có thói xấu lãng phí thời gian, thì điều này
sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời chúng.
Hiện tại, cô An đang rất lo lắng về Tuấn, con trai cô. Cậu bé không có chút
quan niệm thời gian nào; việc nhà, bài tập, việc gì lề mề được là cứ thế lề mề,
hoàn toàn không biết tranh thủ thời gian. Hàng ngày, đi học về là Tuấn bật
ngay ti vi ngồi xem 2 tiếng liền cho đến khi ăn tối, còn bài tập thì đến tận khi
sắp đi ngủ mới làm. Vậy là em thường xuyên làm không hết bài tập, sáng nào
cũng vội vội vàng vàng đến trường làm bù. Ngày nghỉ Tuấn thích nhất là ngủ
nướng, có lúc hẹn bạn đi chơi đến tối cũng không chịu về, thường xuyên nhỡ
mất lớp học năng khiếu ngày cuối tuần.
Với những trẻ có biểu hiện như vậy, cha mẹ có thể dùng danh ngôn
hoặc tấm gương tốt của các danh nhân nhằm giáo dục con, cũng có thể
dùng những ví dụ người tốt- xấu ở xung quanh để khuyên bảo trẻ. Tiền
đề để cha mẹ giúp con xây dựng quan niệm đúng đắn về thời gian chính
là cha mẹ phải biết mức độ nhận thức của con về thời gian, biết con lãng
phí ở những việc gì.
“Thời gian” không nhìn thấy được, không chạm vào được nhưng lại