DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 104

các con có thường xuyên vừa đứng vừa ăn không, hoặc là ăn ngay khi mở bao gói thực
phẩm. Hãy bắt đầu bằng cách ngồi xuống. Hãy để ý xem, bàn ăn - tức là ban thờ kia - mang
đến cho bạn những gì.

Hãy nhớ rằng không phải tất cả mọi người đều có đủ thức ăn

Thực phẩm rất cần thiết cho sự sinh tồn. Hầu hết các trẻ em đều lo lắng chỉnh sửa mọi thứ
khi lần đầu tiên học được rằng vẫn còn có những người nghèo đói. Trẻ hỏi: “Tại sao người
đó không đến ở nhà mình được hả mẹ? Nhà mình vẫn còn giường trống và ông ấy có thể
tắm nữa, để khỏi bị bẩn thế kia.”

Mazon, một tổ chức Do Thái về cứu trợ lương thực, khuyến nghị bạn hãy dành 3% chi

phí mua sắm hàng hóa để quyên góp vào các tổ chức từ thiện có sứ mệnh chống đói. Ở nhà
tôi, trước giờ ăn bữa tối Shabbat, chúng tôi đều đút tiền vào hộp tzedaka (từ thiện) tối
thiểu số tiền tương đương bữa tối mà chúng tôi chuẩn bị ăn, để giúp đỡ những người gặp
khó khăn. Hãy cân nhắc đến việc kết nối hoạt động ăn uống và cho tặng. Hoạt động từ thiện
nào khiến các con thích thú nhất?

Coi lời cầu kinh là công cụ nâng cao nhận thức

Các rabbi đưa ra một hệ thống làm đối trọng giữa khuynh hướng bản năng và tính háu ăn,
nhằm nhắc nhở chúng ta phải có thái độ biết ơn: nói lời cảm ơn trước mỗi bữa ăn. Lời cảm
ơ

n này mở ra ô cửa sổ nho nhỏ của ý thức về thứ mà bạn sắp được ăn.

Trước hết, bạn phải ngừng lại và nghĩ xem mình sẽ nói lời cám ơn thế nào. Theo truyền

thống, bạn sẽ cám ơn các món mà bạn sắp được ăn (bánh mì, rượu, một bữa ăn no đủ) và
cám ơn có thứ tự. Khi bạn ước lượng thứ mình sắp ăn, tức là bạn hé mở cánh cửa ý thức
thêm một chút. Việc nhớ những lời cảm ơn này cũng chứng tỏ sự tôn trọng đối với bản thân
thực phẩm, với linh hồn bao la của nó. Bạn gọi tên thực phẩm và trao cho mỗi loại thực
phẩm một sự công nhận thích đáng. Nếu sau đó bạn ăn trong tâm trạng bực bội, hoặc vội
vàng, tức là bạn đã lãng phí lời cám ơn kia.

Vận dụng học thuyết do thái để giải quyết các rắc rối liên quan đến
bữa ăn

Các cuộc chiến giữa cha mẹ và trẻ liên quan đến thức ăn thường bắt đầu từ rất sớm. Một số
cha mẹ dành 8 năm đầu đời của con để thôi thúc các con ăn thật nhiều, để rồi 8 năm sau đó
họ phải hối thúc con đừng ăn nữa. Trong nhiều gia đình, giờ ăn là vở nhạc kịch nhiều kỳ vô
cùng gay cấn nhưng cũng không bao giờ kết thúc, chỉ có bốn hoặc năm giờ tạm ngừng giữa
các kỳ mà thôi. Vấn đề này khó có thể được giải quyết, nhưng tôi đã giúp nhiều gia đình vận
dụng giáo lý Do Thái để xử lý những mâu thuẫn phổ biến nhất diễn ra vào mỗi bữa ăn: con
kén ăn, con không chịu ăn, con ham ăn vặt, bỏ bữa và hội chứng bực bội của mẹ do con
không biết trân trọng đồ ăn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.