DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 106

Do Thái giáo dạy rằng, bàn ăn tối chính là nơi cả gia đình sum họp để trân trọng những

điều tốt đẹp trong cuộc sống của mình, cũng như hưởng thụ niềm vui khi gia đình được ở
bên nhau. Nếu Marny lo lắng kiểm soát từng miếng thức ăn của Asher và cho phép thói
quen ăn uống của cậu bé hủy hoại bữa ăn, tức là chị không tạo được không khí ăn uống thú
vị. Tôi gợi ý rằng, thay vì buồn phiền vì Asher từ chối không chịu ăn, Marny nên thay đổi
quan điểm và coi cơ hội được ăn với con chính là một đặc ân. “Chị đừng nên tham vọng gì
hết,” tôi khuyên chị. “Đừng dỗ dành hay cố thuyết phục con; hãy cứ coi con giống như các
thành viên khác trong gia đình thôi.”

Tôi cũng nói với Marny rằng, bất kể Asher bao nhiêu tuổi, cậu bé cũng sẽ không bao giờ

trả lời câu hỏi: “Con không ăn miếng thịt gà ngon ơi là ngon này nữa à?” rằng: “Mẹ ơi, con
có ăn chứ, nhưng để con nghĩ đã. Vừa nãy con không hề nhận thấy miếng thịt này trông rất
ngon và cũng không quan tâm đến những rắc rối mẹ gặp phải khi đi mua thịt, rồi rán vàng
trước khi om và bày biện lên đĩa nữa. Mẹ cho con ăn một miếng thịt ức và một cái đùi được
không ạ?”

Sau đó, tôi khuyên Marny nên tự kiềm chế bản thân và chỉ nói bảy từ: “Con thích ăn

thêm món này không?” Chị cũng chỉ nên yêu cầu Asher trả lời ngắn gọn: “Có mẹ ạ” hoặc
“Không ạ. Cám ơn mẹ.” Nhưng tốt hơn hết, chị nên đặt thức ăn vào đĩa và bày ra bàn rồi để
Asher tự lấy phần thức ăn mà cậu bé muốn.

“Chị nên giữ thái độ trung lập,” tôi nói vậy với Marny. Việc này khó lắm, khó vô cùng,

nhưng đây chính là bí quyết duy trì quyền lực cân bằng. “Đừng nói với Asher về nỗi lo của
chị. Đừng cho con thấy nỗi lo đó.”

Marny phải nói rõ với Asher rằng, nếu cậu bé không ăn, cậu bé sẽ không được ăn gì cho

đến bữa ăn kế tiếp. Chị phải tỏ ra cứng rắn khi để con đói bụng, và có lẽ chị cũng sẽ cảm
thấy hối hận. Nhưng không còn cách nào khác cho trẻ học ý nghĩa của bữa ăn. “Chị không
nên nhầm lẫn giữa việc từ chối thức ăn của Asher với việc cậu bé từ chối món ăn mà chị dày
công chuẩn bị,” tôi nói. “Hãy giữ bình tĩnh, tự nhiên, kiên quyết và thản nhiên.”

“Món tráng miệng thì sao?” Marny hỏi. “Tôi có nên khuyến khích thằng bé ăn món

tráng miệng không?”

Việc liệu có nên coi món tráng miệng là phần thưởng hay không khiến cha mẹ lúng

túng hơn nữa. Chúng ta hãy cùng nghiên cứu ba tình huống sau.

Nếu rõ ràng là Asher không đói bụng hoặc chán ngán các món ăn trên bàn, bạn sẽ

không muốn cậu bé phải ăn thêm món tráng miệng để bụng no ứ. Có những lúc bạn cần
phải nói: “Mẹ thấy là con không đói đâu. Tối mai con thích ăn món gì nào?” Sự việc kết
thúc. Dù cả nhà đang ăn món tráng miệng nhưng Marny cũng sẽ không khuyến khích con
ăn món này.

Trong tình huống thứ hai, Asher đang thử nghiệm giới hạn quyền lực của bản thân. Cậu

bé từ chối tất cả các món ăn trong bữa. Cậu bé muốn biết mình sẽ đi xa tới đâu, đó là cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.