DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 109

nhắc việc chuẩn bị sẵn vào cuối tuần, cho phép con phụ một tay nấu nướng, hoặc làm nhiều
hơn một chút các món thông thường (thịt gà, pate) và hâm nóng làm bữa tối sớm cho con.

Chê bai các món và không có thái độ biết ơn

Chuẩn bị bữa ăn gia đình là hành động thể hiện tình yêu thương. Tom, một nhà văn, kết
hôn với Polly, một người chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương và chị phải làm
việc rất muộn vào các ngày trong tuần. Khi Tom về nhà lúc 5 giờ 30 phút, anh nấu bữa tối
cho cả gia đình. Nhưng khi nấu nướng xong xuôi, Tom sẽ trở nên thiếu kiên nhẫn nếu các
con không ngồi vào bàn ăn ngay hoặc nếu Polly về muộn hơn dự định. Anh muốn cả gia
đình thưởng thức các món anh tự tay chuẩn bị “trước khi nguội” và khen ngợi nỗ lực của
anh. Mặc dù anh không thừa nhận là anh có cảm giác bị cự tuyệt, nhưng anh có vẻ không
vui nếu các con và Polly không hào hứng ăn hoặc khen ngợi tài nấu nướng của cha/chồng.

Khi Tom kể cho tôi nghe về thái độ hờn giận kia, tôi chợt nghĩ đến các nguyên lý của sự

tán dương và sự thánh hóa. Khi hỏi han thêm đôi điều về anh, tôi nhận thấy rằng anh giận
nhất là khi phải ở một mình trong bếp nấu nướng còn cả gia đình được làm việc riêng bên
ngoài. “Tôi cảm thấy mình như người làm thuê,” anh nói. “Khi chúng tôi ngồi xuống bàn
ăn, bữa ăn diễn ra đúng 10 phút. Tại sao tôi phải chui vào bếp hàng giờ đồng hồ cơ chứ?
Nhưng dù sao vẫn phải có người đun nấu, mà tôi cũng thích nấu nướng. Giá như mẹ con họ
biết trân trọng nỗ lực của tôi thêm một chút.” Tôi đã nghe thấy rất nhiều cha mẹ than vãn
như thế này - họ đều là người đảm trách việc nấu nướng. Họ phải lao động suốt 45 phút,
vậy mà các thành viên trong gia đình cũng chỉ coi đó như một công việc thường tình, may
lắm cũng chỉ có được thêm một câu “Con no rồi ạ” trước khi chạy ù ra khỏi bàn.

Tán dương và thánh hóa bữa ăn đòi hỏi chúng ta phải dành thời gian nhận thấy sự sáng

tạo và thành quả lao động của người nấu nướng. Phương pháp lý tưởng để có được là hãy để
cả gia đình cùng chung tay phụ giúp, cho dù chỉ trong 15 phút trước bữa ăn. Trẻ có thể giúp
bày biện bàn ăn, còn cha/mẹ không phải nấu có thể rót nước và giúp người kia hoàn tất các
món. Ngay khi cả gia đình ngồi vào bàn ăn rồi, gia đình có thể nói một lời cảm ơn đầu bếp.
Những thay đổi có vẻ nho nhỏ này sẽ giúp mọi người hướng trọng tâm vào những lời cảm
ơ

n, khuyến khích họ ngẫm nghĩ về thực tế rằng họ là một gia đình, thay vì những cá nhân

riêng lẻ tình cờ ngồi chung bàn ăn với nhau.

Điều kỳ diệu mỗi ngày

Thực phẩm là một món quà thiêng liêng. Chúng ta ăn để khỏe mạnh và để nâng cao niềm
vui đối với các sự kiện vui vẻ trong cuộc đời. Bằng cách nhắc nhở bản thân và các con về
nguồn gốc của thực phẩm (Thiên Chúa), mục đích của thực phẩm (cung cấp năng lượng cho
chúng ta, để chúng ta phục vụ người khác) và thái độ cần có đối với thực phẩm (tự kỷ luật và
niềm vui trọn vẹn), bạn sẽ có được tầm nhìn hữu ích để xử lý rất nhiều trong số các cuộc
chiến về thực phẩm trong gia đình.

Sự điều độ, sự tán dương và sự thánh hóa là các tiêu chuẩn vô giá trong quá trình này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.