DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 12

khi gửi đi thông điệp rằng cha mẹ không hoàn toàn chịu trách nhiệm. Khi người từ chối
chính là người cầm quyền, những bậc cha mẹ này không trao quyền cho con cái; thay vào
đó, họ khiến trẻ bất an.

Một khía cạnh vô cùng đáng lo của phương pháp nuôi dạy trẻ thời hiện đại là cách thức

cha mẹ tôn thờ thành công và cảm xúc của con cái, và họ lơ là nhiệm vụ giúp trẻ có ý thức
trách nhiệm với người khác. Tôi đã thấy một ví dụ về việc này tại một trường trung học - nơi
tôi giảng bài - khi có một học sinh xấu số qua đời. Một ngày sau thảm kịch đó, những người
trưởng thành được sắp xếp ở các vị trí quanh trường để các học sinh có thể giãi bày tâm sự
mỗi khi cảm thấy đau khổ. Không hề có mitzvot (hành động thiêng liêng) được thực hiện
vì lợi ích của đứa trẻ xấu số kia và cũng không có bài học về trách nhiệm xã hội. Trong cộng
đồng tôn giáo, bạn bè của học sinh xấu số kia có thể giúp chuẩn bị và chuyển bữa tối đến
cho gia đình cậu, hoặc đón em trai của cậu từ trường về nhà. Trọng tâm của ngôi trường
dòng này là giữ cho lòng tự trọng của trẻ không bị tổn hại và tâm trạng của trẻ được vui
tươi.

Xu hướng nuôi dạy trẻ hiện nay là bảo vệ trẻ trước những mối lo về cảm xúc hoặc thể

chất. Tôi không thể đổ lỗi cho các bậc cha mẹ khi họ khiếp sợ các bản tin tối về xã hội bạo
lực, nguy hiểm ngày nay, nhưng rất nhiều trong số họ quá bao bọc con cái. Họ không trao
cho con cơ hội học cách tự thân vận động khi bước ra khỏi cổng trường hoặc cổng nhà. Cha
mẹ không chỉ lo sợ bạo lực; họ còn được cảnh báo về thứ mà họ cho là một tương lai mù
mịt. Với mong muốn chuẩn bị cho con về lãnh địa vẫn chưa được biết đến này, họ cố gắng
trang bị cho con vô số kĩ năng, bằng cách cho con học thật nhiều và gây áp lực cho con phải
ganh đua và vượt trội.

Trong môi trường nhạy cảm này, trẻ nhận được rất nhiều sự quan tâm và đồ vật phong

phú, nhưng trẻ cũng phải trả giá mới có được. Trẻ nhanh chóng học được rằng mình không
được thể hiện quá nhiều nỗi buồn, cảm giác tức giận hoặc thất vọng. Trẻ phải giỏi mọi thứ,
luôn luôn tươi cười, bởi trẻ chính là sự biểu trưng cho thành công của cha mẹ.

Tôi tin rằng rất nhiều trong số các vấn đề của trẻ mà tôi tư vấn đều xuất phát từ hai

nguồn: áp lực nặng nề trong thế giới cạnh tranh và sự công nhận vô thức về tầm quan trọng
phi thường của chúng đối với cha mẹ. Tôi vẫn nhớ những lời phàn nàn thường xuyên của
trẻ, những mối lo lắng về xã hội, sự yếu kém trong học tập và các vấn đề về khả năng tập
trung tại trường. Đâu là cách tốt hơn để trẻ chống lại những kì vọng phi thực tế của cha mẹ:
giành lại đôi chút kiểm soát và kiên quyết không chịu bị tôn thờ như một thần tượng, hay
là tỏ ra chán ngấy hoặc không nổi bật?

Các nguyên lý về sự điều độ, tán dương và thánh hóa

Thông qua việc nghiên cứu và thực hành đạo Do Thái, tôi học được rằng các cha mẹ mà tôi
tư vấn đã rơi vào cạm bẫy được tạo ra ngoài mục đích tốt đẹp của mình. Quyết tâm trao cho
con mọi thứ con cần để trở thành “người chiến thắng” trong thế giới cạnh tranh cao độ này,
họ bỏ lỡ món quà linh thiêng nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta: quyền lực và sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.