DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 13

thiêng liêng của khoảnh khắc hiện tại và của cá nhân mỗi trẻ.

Do Thái giáo có quan điểm khác biệt về việc nuôi dạy con. Bằng cách thánh hóa các khía

cạnh trần tục nhất của hiện tại, đạo giáo này dạy cho chúng ta biết rằng sự vĩ đại không chỉ
nằm trong thành tựu vinh quang trọng đại, mà còn nằm trong những hành động, nỗ lực
nhỏ bé thường ngày của chúng ta. Do Thái giáo cho chúng ta biết rằng chúng ta không cần
phải bị nuốt chửng trong thế giới vật chất, không thể kiểm soát này - chúng ta có thể nắm
lấy những thứ giá trị của thế giới đó mà không bị hủy hoại.

Ba nguyên lý nền tảng trong cuộc sống của người Do Thái là sự điều độ, tán dương và

thánh hóa. Thông qua các nguyên lý này, chúng ta có thể có một cuộc sống cân bằng, bất
kể chúng ta cư ngụ ở đâu. Phương pháp của người Do Thái là liên tục tìm tòi, học hỏi, đặt
câu hỏi và giảng dạy các nguyên lý này. Bằng cách áp dụng các nguyên lý vào cuộc sống gia
đình, chồng, các con và tôi đã tìm thấy sợi dây gắn kết tình cảm và nghĩa lý trong thế giới
hay thay đổi ngày nay. Trong suốt thời gian hành nghề chuyên môn, tôi đã thấy rất nhiều
gia đình thay đổi hoàn toàn nhờ quan điểm mới mẻ này về các vấn đề trong cuộc sống.

Nguyên lý của sự điều độ dạy chúng ta cùng lúc thực hiện hai việc có vẻ tối kỵ với nhau:

nhiệt tình đón nhận thế giới vật chất mà Thiên Chúa tạo ra - “Và Thiên Chúa thấy rằng
điều đó là tốt” - trong khi vẫn thi hành tính kỷ luật tự giác. Do Thái giáo làm rõ quan điểm
thích đáng của chúng ta về sự cam kết với thế giới. Chúng ta không tranh đua với các loài
động vật - bởi chúng hành động theo bản năng; với những kẻ ngoại giáo - bởi họ tôn thờ
thiên nhiên và các ý nghĩa vì lợi ích của bản thân; các thiên thần - bởi thiên thần không
đấu tranh với niềm khát khao; hay với người tu khổ hạnh - bởi họ tránh xa những niềm vui
thú trần tục. Thiên Chúa chủ tâm tạo ra chúng ta với khát vọng mãnh liệt và sự tự nguyện.
Chúng ta toàn quyền sử dụng thứ tài sản này với mục đích tốt hoặc xấu.

Sự điều độ dẫn đến nguyên lý thứ hai, chính là sự tán dương. Chúng ta có nghĩa vụ đón

nhận quà tặng của Thiên Chúa một cách điều độ, nhưng cũng phải nồng nhiệt; nói cách
khác, chúng ta có bổn phận phải trao lời cảm ơn và tán dương. Việc tán dương này có thể
diễn ra dưới cả trăm hình thức: nghi thức tế lễ Do Thái bao gồm cầu nguyện trước khi ăn,
khi thấy cầu vồng, khi có quần áo mới, khi thoát nạn trong gang tấc, khi có ngày nghỉ, khi
lần đầu tiên làm việc gì đó, và ngay cả khi xảy ra động đất (lời cầu nguyện cuối cùng này có
thể được tạm dịch thành “Ôi, Thiên Chúa ơi, Ngài là đấng quyền năng sống!”) Nguyên lý về
sự tán dương dễ dàng được thực hiện nhờ chu kì liên tục, quanh năm của các ngày lễ lớn
nhỏ.

Quan niểm của Do Thái giáo về sự tán dương được thể hiện sinh động trong một câu

chuyện do Rabbi Sampson Raphael Hirsch của nước Đức vào thế kỉ XIX kể lại: Một rabbi
nói với giáo đoàn của ngài rằng ngài có kế hoạch du ngoạn đến Phần Lan. “Tại sao lại là
Phần Lan?” các tín hữu hỏi ngài. “Ở đó hầu như không có người Do Thái”. “Lí do nào khiến
ngài phải đi xa đến vậy?” Rabbi trả lời: “Ta không muốn gặp Đức Chúa Trời và để Người
phải nói với ta rằng, ‘Sao cơ? Con chưa bao giờ nhìn thấy dãy Anpơ

(16)

của ta sao?’”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.