tôi giảng dạy tại trường dòng và nhà thờ.
Các bài giảng và nhóm cha mẹ giúp tôi thấy được nhiều tuýp cha mẹ hơn tôi từng thấy
trong thời gian hành nghề. Thay vì tập trung vào các vấn đề cụ thể của mỗi trẻ, lúc này tôi
nghe thấy các vấn đề chung chung hơn. Rất nhiều cha mẹ nói với tôi rằng họ cảm thấy chơi
vơi sau mỗi từ Mẹ và Con. Họ thấy mình đang nuôi dạy con trong một thế giới thay đổi
nhanh đến chóng mặt, và thế giới đó rất khác với thế giới mà họ sinh trưởng. Không có
truyền thống để họ tuân theo, cũng không có cộng đồng để họ gia nhập. Các ban hội trong
trường của con, dù rất gắn bó và cảm thông, cũng không tương xứng với vị thế là tổ chức
đạo đức và tâm linh của gia đình. Các bậc cha mẹ nói với tôi rằng các buổi dạy của tôi đã đáp
ứ
ng đúng nhu cầu của cha mẹ về hướng dẫn con cái trong những năm học đầu đời, giúp họ
biết cách học Do Thái giáo cơ bản mà không phải cam kết “học tôn giáo.” Rất nhiều người
tham gia giáo xứ nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu, áp dụng tại nhà.
Tôi chưa bao giờ quay trở lại với nghề tâm lý học như tôi từng làm nghề trước khi bị
khủng hoảng niềm tin. Thay vào đó, tôi chuyển từ việc hướng trọng tâm vào chẩn đoán
bệnh và chữa bệnh sang phòng bệnh; từ các buổi chữa bệnh riêng sang giảng bài, dạy các
khóa học về làm cha mẹ, thảo luận với các bậc cha mẹ và trường học. Tính đến nay, rất
nhiều năm trôi qua và tôi đã dạy một khóa học mang tên: “Bài tập về nhà, Thực phẩm, Giờ
đi ngủ, Tình dục, Tử thần và Thần thánh: Sự Thông thái của người Do Thái dành cho cha
mẹ.” Mục đích của tôi trong khóa học đó - cũng như trong cuốn sách này - là giúp cha mẹ
xây dựng triết lý nuôi dạy con dựa trên tâm linh, giúp họ tự giải quyết các vấn đề nan giải
trong quá trình phát triển của con, thay vì phải tìm đến chuyên gia mỗi khi trẻ đi chệch
hướng.
Cha mẹ thống khổ, con cái lo âu
Tôi học được gì sau những năm dẫn dắt các nhóm học phương pháp nuôi dạy con? Bí mật
bị che giấu trong cộng đồng phong phú mà tôi sinh sống chính là nỗi thống khổ của họ.
Không biết chắc chắn cách tìm ra niềm vui và sự đảm bảo trong thế giới phức tạp mà mình
được kế thừa, chúng ta cố gắng lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống của con bằng một mớ
hỗn độn: các buổi giải trí nhân dịp sinh nhật, các buổi học, phòng đầy ắp đồ chơi và thiết bị,
các gia sư và các nhà trị liệu. Nhưng niềm vui vật chất không thể mua được sự yên bình
trong trí óc, và tất cả sự thừa thãi đều dẫn đến mối lo âu lớn hơn - cha mẹ sợ con sẽ không
thể duy trì phong cách sống tinh tế và sẽ sượt chân khỏi ngọn núi mà cha mẹ dày công xây
đắp.
Trong niềm mong đợi háo hức là các con sẽ biết làm điều đúng đắn, cha mẹ không chỉ
nuông chiều con về mặt vật chất mà còn làm hư trẻ về mặt cảm xúc. Rất nhiều cha mẹ có
những kí ức không vui về tuổi thơ của mình, kí ức về việc không được phép thể hiện cảm
xúc hoặc tham gia vào các quyết định. Khi cố gắng tháo gỡ các vấn đề quá khứ, họ đi quá xa
theo hướng khác - họ đánh giá quá cao nhu cầu của trẻ đối với việc thể hiện bản thân và
biến ngôi nhà thành các tổ chức dân chủ nho nhỏ. Nhưng sự công bằng mà họ duy trì tại
nhà không tạo cho trẻ ý thức về lòng tự trọng. Thay vào đó, sự công bằng đó khiến họ lo sợ